Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (Trang 26)

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảọ

Phương pháp này chúng tôi sử dụng để nghiên cứu tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài, các tài liệu được tổng từ các sách chuyên môn về lí luận, sinh lí, tâm lí, huấn luyện thể thao, các tài liệu chuyên môn về điền kinh nói chung cũng như về kỹ thuật nhảy cao nói riêng… Nhằm tạo cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ của đề tài một cách chính xác và thuận lợị

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời, giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm.

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để phỏng vấn các thầy cô giáo việc sử dụng bài tập trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, pỏng vấn những

sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn tới những sai lậm khi học kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy của kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, phỏng vấn các bài tập trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy của kiểu nhảy cao nằm nghiêng, phỏng vấn đội ngũ giáo viên TDTT về việc lựa chọn các test đánh giá bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy cho đối tượng nghiên cứụ Từ đó góp phần tìm ra các bài tập có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho đối tượng nghiên cứụ

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

Là phương pháp cơ bản được sử dụng để tiến hành nghiên cứu khoa học về giảng dạy, huấn luyện thi đấu nhảy caọ

Qua quan sát theo dõi thực tiễn việc tập luyện môn nhảy cao nằm nghiêng của nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị Trong đó, chú ý đến các bài tập kĩ thuật, khả năng phối hợp vận động. Từ những cơ sở khách quan đó có thể có được những định hướng trong quá trình thực nghiệm sư phạm, có cơ sở để đánh giá thực trạng của việc sử dụng bài tập cho trong học tập kỹ thuật giậm nhảy của học sinh phổ thông.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Là phương pháp sử dụng các test, phương pháp sử dụng trên đối tượng nghiên cứu, so sánh mối tương quan kết quả kiểm tra từ đó đánh giá kết quả của quá trình giảng dạỵ

Chúng tôi đã sử dụng các test: Bật xa tại chỗ (cm); nhảy cao toàn đà (cm); chạy 30m xuất phát cao (giây).

Nội dung kiểm tra là các bài tập kỹ thuật và thể lực do chúng tôi ứng dụng và tổ chức.

Cách đánh giá: Tính thành tích trung bình mà nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã đạt được.

Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm dưới các test nhằm kiểm tra đánh giá mức độ hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng của nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ trước và sau thực nghiệm.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Để ứng dụng các bài tập chuyên môn đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy nằm nghiêng của đối tuợng nghiên cứụ Tôi tiến hành thực nghiệm 70 em học sinh nam lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, chia làm hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và đối chứng.

Nhóm thực nghiệm: Gồm 35 em học sinh Nam tập luyện theo bài bập mà chúng tôi đưa rạ

Nhóm đối chứng: Gồm 35 em học sinh Nam tập luyện theo các bài tập cũ.

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê.

Các số liệu thu thập được sau thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các thuật toán thống kê để xử lí, nhằm giúp cho việc rút ra kết luận có độ tin cậy và có sức thuyết phục cao hơn.

Trong đề tài này các thuật toán được sử dụng đó là: X , 2

 , t. - Tính số trung bình thống kê: X1 X2 ...X40 Xi X (n 35) n n       Trong đó: X Là số trung bình ∑: Tổng xi: Các số liệu n: Tập hợp mẫu - Phương sai: 2 2 B 2 1 1 B A B A B (X X ) (X X ) (n n 35) n n 2            - Tính t: t = A B 2 2 A B A B X X n n     2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 5/ 2011 được chia làm 3 giai đoạn:

Thời gian Giai

đoạn Nội dung Bắt đầu Kết thúc

Sản phẩm thu được

I - Đọc và phân tích tài liệụ

- Lựa chọn tên đề tàị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và bảo vệ đề cương.

11/2010 12/2010 Đề cương nghiên cứu khoa học

II - Thu thập tài liệu có liên

quan, viết tổng quan của đề tàị

- Hoàn thành phần tổng quan của đề tàị

- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị

- Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng.

- ứng dụng và đánh giá hệ

thống các bài tập.

12/2010 03/2011 - Thông tin số liệu về khả năng giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng của học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị

- Thực trạng bài tập chuyên môn của nam học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị - Hệ thống các bài tập chuyên môn. - Kết quả ứng dụng các bài tập chuyên môn. - Số liệu nghiên cứu

III Hoàn thiện đề tài 03/2011 05/2011 Hoàn thiện và bảo vệ

2.3.2. Địa điểm nghiên cứụ

- Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị

2.3.3 Đối tượng nghiên cứụ

- Lựa chọn các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị

Chương 3

Phân tích kết quả nghiên cứu

3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc sử dụng bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội

3.1.1. Thực trạng công tác GDTC ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ là một trong những trường chuẩn của huyện Gia Lâm, môn thể dục có ngay từ ngày đầu thành lập trường. Với mục đích rèn luyện cho các em sức khỏe và giải trí sau những giờ học mệt mỏị GDTC đã được nhà trường rất quan tâm, xây dựng nhà thể chất và câu lạc bộ cho các em. Ngoài ra trường còn tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT ngoại khóa cho các em học sinh vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần, vì vậy mà các em càng yêu thích môn thể thao hơn.

Môn học GDTC trong nhà trường đã được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD -ĐT, đúng kế hoạch của nhà trường, tuy nhiên trong thực tế môn học GDTC mới chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC cho học sinh trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Văn Cừ nói riêng. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong giai đoan hiện nay và để xứng đáng là một trong những trường trọng điểm Quốc gia thì công tác GDTC trong nhà trường cũng cần phải đầu tư và đổi mới để lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia tập luyện, chuẩn bị sức khỏe tốt, để sẵn sàng phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo của các ngành nghề trong cả nước.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hộị

Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Tuổi đời Tổng số

giáo viên Giáo viên nữ Giáo viên nam >50 >35 <35

3 7 2 3 5

10

30% 70% 20% 30% 50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.1 ta thấy đây là tiềm năng lớn nếu khai thác hết khả năng thì có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạỵ Đội ngũ giáo viên TDTT của nhà trường đều tốt nghiệp đại học và sau đại học, số giáo viên dưới 35 tuổi chiếm 50%, trên 35 tuổi chiếm 30%, từ 50 tuổi trở lên chiếm 20% với tổng số 10 giáo viên. Người có thâm niên công tác lâu nhất là 30 năm, người ít nhất là 2 năm. Tuy nhiên số lượng cán bộ trẻ chiếm khá lớn nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy vì vậy chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế.

3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn GDTC

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập GDTC mặc dù đã được nhà trường hết sức quan tâm đầu tư nâng cấp, song vẫn còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khóa cũng như ngoại khóa của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh trong đội tuyển và câu lạc bộ thì yêu cầu về sân bãi dụng cụ để phục vụ cho học tập và phát triển thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại thì ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường quan tâm nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy, bài tập hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cấp bách (bảng 3.2)

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn GDTC

TT Sân bãi, dụng cụ Khu giảng dạy Chất lượng

1 Sân bóng chuyền 1 Trung bình

2 Sân đá bóng 1 Trung bình

3 Sân đá cầu 1 Trung bình

4 Sân cầu lông 1 Trung bình

5 Sân điền kinh 1 Trung bình

6 Sân bóng rổ 1 Trung bình

3.1.4. Phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy môn học GDTC của trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội đã tiến hành tổ chức quá trình GDTC cho học sinh theo hai hình thức: Nội khóa và ngoại khóạ

- Nội khóa: Là những buổi tập theo kế hoạch thời khóa biểu của nhà trường. Theo quỹ thời gian, chương trình quy định, kiểm tra đánh giá cho điểm. Giờ nội khóa đã tiến hành giảng dạy, chưa cải tiến được phương pháp tổ chức buổi tập, chưa thay đổi nhiều nội dung, chưa có kế hoạch hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tập luyện theo các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá thể lực.

- Ngoại khóa: Song song với hình thức hoạt động TDTT nội khóa, trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội còn tiến hành các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh thông qua các hình thức tự tập luyện của các em, việc học tập ngoại khóa mang tính tự phát và thường tập trung vào buổi sáng và buổi chiều với môn thể thao được học sinh yêu thích và phù hợp với tình hình thực tế là cầu lông, bóng rổ, bóng đá... Tuy nhiên theo chúng tôi đánh giá thì các hình thức tổ chức, hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại khóa còn đơn giản, chưa phong phú, chưa thường xuyên, chưa phát huy, thu hút được phong trào tự tập luyện của học sinh.

Tóm lại: Việc thực hiện chương trình GDTC của tổ chuyên môn hiện nay chưa được triệt để. Nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy chưa đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC cho đối tượng học sinh THPT. Việc giảng dạy mới chỉ dừng lại ở trang bị cho học sinh một số kiến thức lý luận cơ bản và kỹ năng thực hành ở một số môn thể thaọ Quá trình giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc nâng cao các tố chất thể lực, chế độ chính sách, đội ngũ giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh còn nhiều bất cập.

3.1.5. Đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Để tìm hiểu và đánh giá được thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nộị Chúng tôi sử dụng hai phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp phỏng vấn.

Kết quả quan sát sư phạm việc sử dụng các bài tập chuyên môn được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả quan sát sư phạm các bài tập chuyên môn của học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Khối lượng

STT Nội dung các bài tập

Số lượng Thời gian

1

Bài tập bổ trợ kỹ thuật

- Đà một bước - giậm nhảy đá lăng

- Chạy đà chính diện - giậm nhảy co chân qua xà

- Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh và

Mỗi buổi tập chọn 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung

nâng cao dần mức xà. 2 Bài tập thể lực - Chạy 30m tốc độ cao - Bật xa 3 bước không có đà Mỗi buổi tập chọn 1 nội dung 5 - 8 phút

Thông qua bảng 3.3. cho thấy bài tập chuyên môn sử dụng là” - Đà một bước - giậm nhảy đá lăng.

- Chạy đà chính diện - giậm nhảy co chân qua xà.

- Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh và nâng cao dần mức xà. - Chạy 30m tốc độ caọ

- Bật xa 3 bước không có đà.

Số lượng bài tập được sử dụng trong mỗi buổi tập 3 bài (2 bài tập kỹ thuật và 1 bài tập thể lực) với thời gian thực hiện 20 - 25 phút.

Tóm lại: Qua bảng trên cho thấy số lượng và thời gian dành cho việc tập luyện các bài tập còn nghèo nàn, sử dụng phương tiện tập luyện còn ít.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng và quan điểm sử dụng bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng (giai đoạn giậm nhảy) cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị Chúng tôi đã tiến hành trực tiếp phỏng vấn 15 thầy cô giáo, có trình độ thâm niên công tác ở trong và ngoài trường.

Qua phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo về các vấn đề:

- Quan điểm sử dụng bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nộị

- Đánh giá thực trạng về việc sử dụng bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.

Kết quả phỏng vấn việc sử dụng bài tập trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn các thầy cô giáo việc sử dụng bài tập chuyên môntrong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh khối 11

trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (n= 15)

Tán thành Không tán thành

Nội dung phỏng vấn ni % ni %

- Đà một bước - giậm nhảy đá lăng. - Chạy đà chính diện - giậm nhảy co chân.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (Trang 26)