Định tính các polyphenol khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ lá atisô (cynara scolymus l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 35)

2. Tổng quan tình hình mắc bệnh trong và ngoài nƣớc

2.2.3.5.Định tính các polyphenol khác

+ Phản ứng với dung dịch kiềm: Các polyphenol phản ứng với dung dịch kiềm cho kết quả màu vàng.

+ Phản ứng với FeCl3: Thêm dung dịch FeCl3 trong HCl 0.5N vào ống nghiệm đựng dung dịch mẫu. Phản ứng dương tính khi dung dịch có màu lục, tía, lam, xanh đen hay đen.

2.2.4. Định lƣợng polyphenol tổng số theo phƣơng pháp Folin-Ciocalteau

Nguyên tắc: Dựa trên phản ứng của các hợp chất polyphenol với thuốc thử Folin-Ciocalteau cho sản phẩm màu xanh lam. Đo độ hấp thụ của dung dịch sau phản ứng ở bước sóng 765 nm. Hàm lượng polyphenol tổng số được tính theo mg acid gallic chuẩn.

Hóa chất: Dung dịch gallic acid: (0,5 g acid gallic + 10 ml EtOH 96% + 90 ml H2O cất 2 lần); dung dịch Na2CO3 20%; thuốc thử Folin-Ciocalteau.

Phương pháp: Xây dựng đường chuẩn acid gallic bằng cách chuẩn bị các dung dịch acid gallic ở các nồng độ 50, 100, 150, 250, 500 mg/l.

Chuẩn bị cóng định lượng, cho vào mỗi cóng 20µl mẫu hoặc dung dịch chuẩn + 1.58 ml nước + 100µl thuốc thử Folin-Ciocalteau + 300 µl dung dịch Na2CO3.

Cách đo với dịch nghiên cứu: tiến hành như trên nhưng thay 0.02 ml (20µl) dịch chuẩn bằng dịch nghiên cứu được pha loãng thích hợp sao cho số đo nằm trong đường chuẩn.

26

2.2.5. Sắc ký lớp mỏng

Sắc kí lớp mỏng (TLC- thin layer choromatography) là kĩ thuật sắc ký khá nhanh gọn và tiện lợi. Nó giúp nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong mẫu nghiên cứu. Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác định nhờ so sánh hệ số lưu của hỗn hợp (Rf) và hệ số lưu của một số chất đã biết.

Nguyên tắc: Sắc ký lớp mỏng là một phương pháp dùng để khảo sát sơ bộ thành phần các chất có trong mẫu nghiên cứu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào mức độ tương tác của các chất khác nhau trong mẫu nghiên cứu với pha động (hệ dung môi chạy sắc ký) và pha tĩnh (bản mỏng). Pha tĩnh thường sử dụng là silicagel, Al2O3, cellulose, polyamide...

Phương pháp: Sử dụng bản Silicagel 60 F254 tráng sẵn với kích thước bản sắc ký là 20x20 cm. Các mẫu thí nghiệm được pha trong các dung môi thích hợp sau đó chấm mẫu vào các bản sắc ký cách đáy 1,5 cm và tiến hành chạy trong pha động là hệ dung môi Toluen: ethylacetate: acetone: acid formic (5:3:1:1). Sau khi chạy xong tiến hành nhuộm bản sắc ký bằng các thuốc thử và xác định hệ số Rf theo công thức: Rf = a/b. Trong đó a là khoảng di chuyển của chất nghiên cứu, b là khoảng di chuyển của dung môi.

2.2.6. Sử dụng phƣơng pháp hóa sinh – y dƣợc

Sử dụng phương pháp hóa sinh- y dược để định lượng một số chỉ số hóa sinh liên quan tới bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể trước và sau khi điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết từ lá cây Atisô.

27

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả tách chiết và một số đặc tính hóa sinh của phân đoạn dịch chiết lá Atisô (Cynara scolymus L.) chiết lá Atisô (Cynara scolymus L.)

3.1.1. Quy trình tách chiết

Ngâm 3000g lá cây Atisô (Cynara scolymus L.) đã sấy khô trong 10lít ethanol 96% trong thời gian 7 ngày rồi đổ lượng dịch thu được ra bình và bảo quản, làm tương tự như vậy 3 lần. Dịch chiết thu được đem cô đặc dưới bóng đèn sợi đốt (tránh nhiệt độ cao làm biến tính các hợp chất có trong mẫu và tránh cho sự bay hơi của ethanol quá nhanh) tạo thành 160g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.

Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với ethanol) với n-hexan trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 62.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.

Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với n-hexan) với ethylacetate trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 51.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.

Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ lá Atisô.

Bã sau khi chiết bằng n-hexan 62.5g Cao PĐ n –hexan

Chiết bằng n-hexan

160g Cao PĐ ethanol Bã sau khi chiết bằng ethanol Chiết ethanol 3 lần 3000g lá cây Atisô

Bã sau khi chiết bằng ethylacetate 51,5g Cao PĐethylacetate

28

Khối lượng mẫu thu được khi lần lượt chiết qua các dung môi của lá cây Atisô được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ lá cây Atisô

Phân đoạn Số gam thu được (g) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu suất chiết rút (% nguyên liệu khô)*

Cao ethanol 160 5,33

Cao n – hexan 62,5 2,08

Cao ethylacetate 51,5 1,72

(* Tính theo nguyên liệu khô ban đầu)

Như vậy từ phương pháp chiết rút được trình bày ở hình 3.1 chúng tôi đã thu được một số cao phân đoạn tan trong các dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.1.2. Kết quả định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn dịch chiết lá Atisô đoạn dịch chiết lá Atisô

Để xác định thành phần hợp chất tự nhiên có trong dịch chiết các phân đoạn của lá Atisô đã cô thành cao gồm có: cao cồn tổng số (cao EtOH), n- hexan, EtOAc (ethyacetate). Chúng tôi tiến hành định tính thành phần một số hợp chất tự nhiên thông qua các phản ứng hóa học và một số thuốc thử tương ứng.

29

Bảng 3.2. Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết lá Atisô.

Nhóm chất Thuốc thử Mẫu Cao ethanol Cao n- hexan Cao ethylacetat Flavonoid Shinoda + - + Diazo ++ ++ +++ H2SO4 đặc + + + Tannin Vanilin + - - Gelatin/NaCl ++ + + Acetat chì + + - Polyphenol khác NaOH 10% + + ++ FeCl3 5% ++ + + Glycoside Keller-killian + + ++ Alkaloid Mayer ++ ++ + Dragendroff + ++ ++ Bouchardat + ++ + Saponin Tạo bọt ++ ++ +

(Ghi chú: (+): Các mức phản ứng dương tính (-): Phản ứng âm tính; Mức độ phản ứng được thể hiện bằng số dấu cộng)

Kết quả định tính cho thấy thành phần các hợp chất trong lá cây Atisô khá phong phú, có đầy đủ các nhóm hợp chất tự nhiên phổ biến như: flavonoid, tannin, alkaloid và glycoside. Trong đó, ở phân đoạn cao ethanol, n- hexan, ethylacetat hầu hết các phản ứng với các nhóm chất đều là dương tính; phân đoạn cao ethanol có chứa tương đối đầy đủ các chất. Các chất thấy

30

với hàm lượng nhiều là flavonoid, polyphenol, glycoside; các chất còn lại có nhưng với hàm lượng ít. Trong phân đoạn EtOAc chứa rất nhiều các chất như polyphenol, glycoside. Từ bảng 3.2 ta thấy ở phân đoạn cao EtOH và phân đoạn cao ethylacetat chứa rất nhiều polyphenol và mức phản ứng mạnh, chứng tỏ là hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư. Kết quả định tính này giúp chúng tôi có những định hướng để tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn.

3.1.3. Phân tích thành phần hóa học trong các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng mỏng

Chúng tôi đã tiến hành chạy sắc kí bản mỏng tráng sẵn sillicagel Merck Alufolien 60 F254 với nhiều hệ dung môi khác nhau. Qua thăm dò chúng tôi thấy hệ dung môi TEAF (5:3:1:1) hay (Toluen- Ethylacetate– Acetone- acid Fomic) là cho kết quả rõ nét nhất và được chúng tôi lựa chọn.

Hình 3.2. Sắc kí đồ các phân đoạn dịch chiết lá cây Atisô

Ghi chú : 1- cao EtOH 2- cao n- hexan

3- cao EtOAc

31

Qua quan sát sắc ký đồ chúng ta thấy có nhiều băng vạch với nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu tím, màu xanh (đặc trưng của flavonoid) chứng tỏ trong lá cây Atisô chứa khá đầy đủ các loại hợp chất polyphenol. Điều này đã hoàn toàn phù hợp với kết quả định tính ở trên và là cơ sở cho chúng tôi quyết định chọn các phân đoạn EtOH, n-hexan và EtOAc vào mô hình chuột thí nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo.

3.1.4. Hàm lượng polyphenol tổng số trong cao dịch chiết các phân đoạn 3.1.4.1. Xây dựng đường chuẩn acid gallic 3.1.4.1. Xây dựng đường chuẩn acid gallic

Đường chuẩn acid gallic được xây dựng bằng cách chuẩn bị các dung dịch acid gallic ở các nồng độ 50, 100, 150, 250, 500 mg/l, tiến hành so màu trên máy ERMA ở bước sóng λ = 765nm. Kết quả được thể hiện ở hình 3.3 và bảng 3.3

Bảng 3.3. Kết quả đƣờng chuẩn gallic

STT Acid gallic (mg/l) OD 765nm 1 0 0.009 2 50 0.062 3 100 0.119 4 150 0.168 5 250 0.265 6 500 0.519

32

Hình 3.3. Kết quả đường chuẩn gallic

3.1.4.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin- Ciocalteau Ciocalteau

Định lượng polyphenol của dịch chiết các phân đoạn bằng phương pháp Folin- Ciocalteau. Dịch chiết mẫu cho phản ứng với thuốc thử Folin- Ciocalteau tạo ra sản phẩm có màu xanh. So màu trên máy ERMA ở bước sóng µ = 765nm, dùng chất chuẩn là acid gallic để định lượng polyphenol. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4. Kết quả hàm lƣợng polyphenol tổng số trong các phân đoạn dịch chiết Mẫu Phân đoạn OD765nm Hàm lượng (mg) Cao cồn (EtOH) 0.17 157.2 n-hexan 0.28 267.2 Ethylacetate (EtOAc) 1.43 1417.2

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy hàm lượng polyphenol trong phân đoạn cao EtOAc chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là n-hexan và thấp nhất là ethanol.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0 100 200 300 400 500 600 OD 765nm OD… y = 0.001x + 0.0128 R2 = 0.9997

33

3.2. Kết quả xác định liều độc cấp

Xác định LD50 của dịch chiết ethanol tổng số từ lá cây Atisô trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp của Lorke. Chuột cho nhịn đói trước 16 giờ thí nghiệm, được phân lô ngẫu nhiên, mỗi lô 5 con và được cho uống theo liều tăng dần đến 8g/kg thể trọng. Theo dõi biểu hiện và số chuột chết trong 72 giờ để đánh giá mức độ độc của dịch chiết lá cây Atisô qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp theo đƣờng uống.

Liều uống mg/kg Tổng số chuột Số chuột chết % chuột chết

6500mg/kg 10 0 0%

7000mg/kg 10 0 0%

7500mg/kg 10 0 0%

8000mg/kg 10 0 0%

Sau 72 giờ theo dõi với các liều 6500, 7000, 7500 mg/kg thể trọng thấy không có con chuột nào chết. Đến liều cao nhất 8000mg/kg thể trọng cũng không có con nào chết, vì vậy chưa tính được LD50, nghĩa là có thể kết luận các phân đoạn dịch chiết từ lá cây Atisô hoàn toàn không độc dù ở liều rất cao theo đường uống.

3.3. Tạo mô hình chuột đái tháo đƣờng thực nghiệm và đánh giá tác động chống rối loạn trao đổi lipid của các phân đoạn dịch chiết.

3.3.1. Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm

Qua tham khảo và thử nghiệm chúng tôi đã thành công trong việc tạo mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm bằng cách cho chuột ăn thức ăn giàu lipid, cholesterol với các thành phần được thể hiện ở bảng 3.6

34

Bảng 3.6. Thành phần thức ăn giàu lipid[26]

Thành phần Tỉ lệ % Hydratcacbon 41 Lipid 32 Protein 20 Cholesterol 1 Chất khoáng 4

Vitamin & acid amin 2

Chuột nhắt trắng chủng Swiss (khối lượng ban đầu là 14 - 16g) được chia làm 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Chế độ 1: cho ăn chế độ bình thường (thức ăn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).

Chế độ 2: cho ăn thức ăn giàu lipid và cholesterol cao như bảng 3.6. Sau 8 tuần nuôi theo chế độ trên, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng chuột. Kết quả sự thay đổi trọng lượng của chuột thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.4, hình 3.5 và bảng 3.7

Hình 3.4. Hình ảnh chuột nuôi bằng 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau

35

Bảng 3.7. Trọng lƣợng trung bình của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ dinh dƣỡng khác nhau.

Nhóm chuột

Ban đầu

Trọng lượng trung bình của chuột tại các thời điểm khác nhau (g)

T uần 1 T uần 2 T uần 3 T uần 4 T uần 5 T uần 6 T uần 7 T uần 8 Nhóm ăn thường 15.57 ±1.06 19.85 ±0.56 24.04 ±0.72 26.96 ±0.55 28.89 ±0.54 31.35 ±0.70 34.88 ±0.86 38.09 ±1.35 40.32 ±1.44 Nhóm ăn béo 15.40 ±1.16 21.10 ±1.47 29.07 ±1.49 36.01 ±2.28 40.95 ±2.59 46.19 ±2,10 49.56 ±2.80 53.61 ±2.17 57.71 ±2.89  43,13% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của các lô chuột; ( p< 0.05 so sánh với nhóm ăn thường)

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng lượng của các nhóm chuột với 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần.

15.57 15.4 19.85 21.1 24.04 29.07 26.96 36.01 28.89 40.95 31.35 46.19 34.88 49.56 38.09 53.61 40.32 57.71 0 10 20 30 40 50 60 Trọng lượng chuột (g)

Ban đầu Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

Thời gian Nhóm ăn thường Nhóm ăn béo

36

Bảng 3.7 và hình 3.5 đã cho thấy rằng chuột được nuôi theo chế độ ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao có khả năng tăng về trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với chuột ăn thức ăn thường và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với trị số p < 0.05. Cụ thể là:

Tại thời điểm ban đầu sự khác nhau về trọng lượng không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05).

Sau 8 tuần nuôi, chuột nuôi với thức ăn thường trọng lượng cơ thể chỉ tăng thêm 24,75g ứng với 158,96% so với ban đầu, trong khi chuột nuôi với thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao trọng lượng cơ thể tăng thêm 42,31g ứng với 274,74% so với ban đầu. Như vậy, chuột ăn thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao đã tăng trọng hơn so với chuột ăn thức ăn thường là 17,39g tương ứng 43,13%. Đây là một kết quả khả quan, phù hợp với thực nghiệm nuôi béo chuột của TS. Phùng Thanh Hương (sau 8 tuần, trọng lượng HFD gấp 1.6 lần ND) [9].

Tuy nhiên để có thêm cơ sở cho kết luận này, chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ số lipid trong máu chuột của các lô chuột thí nghiệm. Sau thời gian 4-8 tuần với chế độ ăn giàu lipid và cholesterol, trọng lượng chuột nuôi béo đã tăng lên đáng kể sô với lô chuột nuôi đối chứng bằng thức ăn thường của Viện vệ sinh dich tễ Trung Ương. Một số chỉ số lipid máu cũng gia tăng so với lô đối chứng. Kết quả được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây:

37

Bảng 3.8. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa chuột nuôi thƣờng và nuôi béo phì thực nghiệm

Các chỉ số lipid (mmol/l) TC TG HDL-c LDL-c Glucose Nhóm ăn thƣờng 3.7 ± 0.22 1.15 ± 0.15 2.7 ± 0.17 0.5 ± 0.10 6.52 ± 0.20 Nhóm ăn béo 5.2 ± 0.1 2.3 ± 0.43 1.8 ± 0.2 0.9 ± 0.26 9.51 ± 0.42 So sánh lô béo/ thƣờng ↑ 1.41 lần ↑2 lần ↓ 1.5 lần ↑1.8 lần ↑1.46 lần

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 10 con chuột)

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột thí nghiệm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TC TG HDL-c LDL-c Glucose nhóm ăn thường nhóm ăn béo Các chỉ số Hàm lƣợng (mmol/l)

38

Kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.6 cho thấy các lô chuột ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao đều có rối loạn một số chỉ số lipid máu so với các lô chuột ăn thức ăn bình thường. Cụ thể:

Hàm lượng glucose của chuột trong nhóm ăn thức ăn béo là 9.51 mmol/l, tăng 45.85% so với chuột thường (6.52 mmol/l).

Hàm lượng LDL-c trong máu chuột ăn thức ăn béo là 0.9 mmol/l, tăng 80% so với nhóm nuôi thường (0.5 mmol/l). Trái lại, HDL-c lại có sự sụt giảm, giảm từ 2.7 mmol/l xuống còn 1.8mmol/l.

Ở nhóm chuột cho ăn thức ăn béo trong 8 tuần, hàm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c trong huyết thanh đều cao hơn với khoảng tin cậy > 95% (p<0.05) so với nhóm ăn bằng thức ăn thường. Hàm lượng cholesterol toàn phần / triglycerid / LDL-c / Glucose trong huyết thanh của nhóm chuột nuôi béo tương ứng tăng gấp 1.41 / 2 / 1.8 / 1.46 lần so với nhóm chuột nuôi bằng thức ăn thường. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật thực tế và với nghiên cứu của Srinivasan và cộng sự [27]. Điều đó chứng tỏ chuột ăn các thức ăn có hàm lượng lipid cao thời gian dài rất dễ rối loạn trao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ lá atisô (cynara scolymus l ) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm (Trang 35)