2. Tổng quan tình hình mắc bệnh trong và ngoài nƣớc
3.1.1. Quy trình tách chiết
Ngâm 3000g lá cây Atisô (Cynara scolymus L.) đã sấy khô trong 10lít ethanol 96% trong thời gian 7 ngày rồi đổ lượng dịch thu được ra bình và bảo quản, làm tương tự như vậy 3 lần. Dịch chiết thu được đem cô đặc dưới bóng đèn sợi đốt (tránh nhiệt độ cao làm biến tính các hợp chất có trong mẫu và tránh cho sự bay hơi của ethanol quá nhanh) tạo thành 160g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với ethanol) với n-hexan trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 62.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với n-hexan) với ethylacetate trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 51.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ lá Atisô.
Bã sau khi chiết bằng n-hexan 62.5g Cao PĐ n –hexan
Chiết bằng n-hexan
160g Cao PĐ ethanol Bã sau khi chiết bằng ethanol Chiết ethanol 3 lần 3000g lá cây Atisô
Bã sau khi chiết bằng ethylacetate 51,5g Cao PĐethylacetate
28
Khối lượng mẫu thu được khi lần lượt chiết qua các dung môi của lá cây Atisô được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ lá cây Atisô
Phân đoạn Số gam thu được (g)
Hiệu suất chiết rút (% nguyên liệu khô)*
Cao ethanol 160 5,33
Cao n – hexan 62,5 2,08
Cao ethylacetate 51,5 1,72
(* Tính theo nguyên liệu khô ban đầu)
Như vậy từ phương pháp chiết rút được trình bày ở hình 3.1 chúng tôi đã thu được một số cao phân đoạn tan trong các dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.