Trong tư pháp hình sự của Pháp

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36 - 38)

Nói đến pháp luật về người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật của Cộng hòa Pháp là nói đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tính công minh trong hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án hình sự của Thẩm phán vị thành niên, tính chất đặc biệt của Tòa án vị thành niên và cuối cùng là các cơ quan có tính chất trợ giúp tư pháp đối với người chưa thành niên. Khác với ở Việt Nam, thẩm quyền điều tra vụ án hình sự phần lớn thuộc về cơ quan cảnh sát điều tra, ở Cộng hòa Pháp, hoạt động điều tra về cơ bản thuộc thẩm quyền của Thẩm phán điều tra. Pháp luật tố tụng hình sự của Công hòa pháp có sự chuyên biệt hóa về các vụ án hình sự do người chưa thành niên phạm tội ở ba khía cạnh: Trợ giúp tư pháp vị thành niên, Tòa án vị thành niên, Thẩm phán vị thành niên và Tòa đại hình chuyên xét xử vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện.

Trong bộ luật tố tụng hình sự Công hòa Pháp, người chưa thành niên phạm tội có những quyền sau:

Về tạm giữ người chưa thành niên phạm tội, đây là một “biện pháp ngăn chặn” cho phép cảnh sát có quyền tạm giữ người phạm tội trong một khoảng nhất định để thực hiện một số hoạt động điều tra trong giai đoạn đầu. Đối với người chưa thành niên phạm tội, biện pháp này được áp dụng như sau: Về nguyên tắc, biện pháp tạm giữ không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi 13. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt như: có đủ điều kiện để khẳng định họ đang chuẩn bị thực hiện một trọng tội hoặc khinh tội mà mức hình phạt ít nhất là năm năm tù giam; hoặc do yêu cầu điều tra mà những người từ đủ 10 tuổi đến 16 tuổi có thể bị tạm giữ tại cơ quan cảnh sát (officier de police judiciaire). Khi áp dụng biện pháp này, người ra lệnh phải báo cáo trước và dưới sự kiểm tra giám sát của công tố viên hoặc của Thẩm phán điều tra. Thời hạn tạm giữ không quá 12 giờ. Khi áp dụng biện pháp này, cảnh sát tư pháp phải thông báo cho cha mẹ, người đại diện của người bị tạm giữ biết trong thời gian sớm nhất.

Về quyền được thông báo “Công tố viên trưởng phải được thông báo ngay khi bắt đầu việc tạm giữ người chưa thành niên chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên phải được sự trợ giúp của đại diện pháp lý trừ khi điều này là không thể thực hiện được”[30, Điều 78-3]. Vào lúc bắt đầu cuộc điều tra, thẩm phán điều tra phải thông báo cho nạn nhân của tội phạm bị khởi tố là người này có quyền thực hiện các quyền của bên dân sự, và cách thức có thể thực hiện các quyền này. Nếu nạn nhân là người chưa thành niên, thông tin này được đưa cho những người đại diện của họ [30, Điều 80-3].

Về quyền có người bào chữa, việc yêu cầu đoàn luật sư cử luật sư bảo vệ cho người bị tạm giữ phải được thực hiện ngay khi biết được thông tin cha mẹ hoặc người đỡ đầu cho người bị tạm giữ không mời luật sư. Ngay từ khi bị

tạm giữ, người chưa thành niên bị tạm giữ có quyền được thông tin ngay lập tức về việc mời luật sư và quyền yêu cầu được tiếp xúc với luật sư.

Về quyền được kiểm tra về tình tạng sức khỏe, đối với người chưa thành niên bị tạm giữ có độ tuổi 16, công tố viên có quyền yêu cầu kiểm tra về tình trạng sức khoẻ của người bị tạm giữ.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 36 - 38)