Nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của bị can,bị cáo là

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 31 - 32)

người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Việc quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên có ý nghĩa chính trị, xã hội, ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa trên thực tiễn to lớn.

Thứ nhất, việc quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên có ý nghĩa bảo đảm quyền con người, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong pháp luật của nhà nước. Việc quy định này cũng làm thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới về nhân quyền, thể hiện sự nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, việc quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự mang ý nghĩa pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật, đảm bảo tranh tụng nhanh chóng, khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc quy định địa vị pháp lý này tạo sự đối xử công bằng cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên, tránh sự lạm quyền, lạm dụng, quan liêu trong quá trình tố tụng.

Thứ ba, việc quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tránh sự xâm hại từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần định hướng và chỉ đạo cho những người thực thi pháp luật, tránh sai sót, vi phạm nhân quyền, đảm bảo khách quan, thận trọng trong việc nhận thức vụ án hình sự một cách khoa học, không làm người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra việc quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội có ý nghĩa trong việc ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)