MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CSVC VÀ TBGD TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LÂM

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục trẻ trong trường mầm non xuân lâm tĩnh gia thanh hoá (Trang 25 - 32)

B. Mét số vấn đề đặt ra cần giải quyết:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CSVC VÀ TBGD TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LÂM

TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LÂM

Biện pháp1. Nâng cao nhận thức về công tác CSVC và TBGD cho CBQL, ĐNGV và học sinh.

- Thực tiễn đã chứng minh có nhận thức thì hành động mới đúng cho nên muốn quản lý tốt CSVC và TBGD trước hết phải làm chuyển biến nhận thức từ người CBQL đến ĐNGV và học sinh trong nhà trường.

- Để đội ngò giáo viên và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa CSVC và TBGD với phương pháp giáo dục đào tạo thì người CBQL phải là người đầu tiên nhận thức đúng, đầy đủ về ý nghĩa, vị trí vai trò của của CSVC và TBGD trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, phải hiểu rõ đòi hái của chương trình giáo dục và những điều kiện CSVC để thực hiện chương trình. Muốn vậy người CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý có một số hiểu biết và kĩ năng chuyên ngành phụ trách.

Vì thế, người CBQL cần phải tham gia các líp bồi dưỡng CBQL, các líp tập huấn chuyên đề, chuyên nghành, hội thảo về CSVC và TBGD. Người quản lý phải thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến CSVC và TBGD thông qua tài liệu, sách báo, các phương tiện truyền thông. Người CBQL cũng cần nghiên cứu kĩ năng và nắm vững các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo những quyết định, thông tư về CSVC và TBGD như: các quyết định của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành các danh mục TBDH tối thiểu, quy chế TBGD trường Mầm non, trường Phổ thông, quyết định số 1221/ 2000 QĐ - BYT của Bộ Y tếngày 18/04/2000về việc ban hành về vệ sinh trường học...Tham quan và học tập các trường trong huyện có CSVC và phương pháp quản lý hiệu quả.

Quản lý CSVC và TBGD là một trong nhiều công việc của người quản lý, người quản lý không những phải nâng cao nhận thức cho mình mà còn phải có biện pháp nâng cao nhận thức cho ĐNGV và học sinh.

Đối với ĐNGV trước khi bước vào năm học mới, hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết, luật giáo dục, điều lệ, quy chế TBGD trong trường mầm non, trường Phổ thông để họ nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách về giáo dục của Đảng nhà nước ta. 100% cán bộ và giáo viên tham dự líp bồi dưỡng chính trị hè do Phòng Giáo dục và Ban tuyên giáo huyện uỷ tổ chức.

Tăng cường công tác tuyên truyền giúp ĐNGV nhận thức đúng chức năng của CSVC và TBGD, tầm quan trọng của sử dụng TBGD trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, trong các buổi thao giảng...

Trong thời gian bồi dưỡng chuyên môn hè, người CBQL chỉ đạo thực nghiệm 2 tiết dạy cùng một bài học trong đó 1 tiết có sử dụng TBGD, 1 tiết không sử dụng TBGD cho toàn thể CB, GV tham dù, sau đó cùng phân tích trao đổi, thảo luận về tầm quan trọng của TBGD, cách sử dụng,hiệu quả của việc sử dụng TBGD...

Cần trích kinh phí hoạt động thường xuyên để đặt mua tạp chí thiết bị giáo dục... để giáo viên tự đọc, tự nghiên cứu nâng cao sự hiểu biết của bản thân về CSVC và TBGD, về đổi mới phương pháp dạy học...

Người CBQL cần động viên, khích lệ ĐNGV tự học, tự nghiên cứu...để nâng cao trình độ bản thân.

Một phần nguyên nhân làm cho CSVC của nhà trường mau xuống cấp chính là ý thức của học sinh. Vì vậy cần phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường tổ chức tốt các hoạt động của đội, các hoạt động ngoài giê lên líp gây hứng thó cho học sinh để các em thêm yêu trường, líp. Từ đó nảy sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ trường líp.

Tăng cường ý thức bảo vệ của công trên các tiết học làm quen môi trường xung quanh.

Tổng phụ trách đoàn luôn tạo hình phát động các phong trào thi đua: “Giữ gìn trường, líp xanh - sạch - đẹp” “Lớp sạch đẹp”, có tổng kết, nêu gương điển hình.

Trước hết phải thành lập ban quản lý CSVC và thiết bị giáo dục có sự phân công phân nhiệm rõ ràng.

Đầu năm học trong các cuộc họp chấp hành phụ huynh trường, phô huynh líp triển khai kế hoạch năm học mới BGH, đội ngò giáo viên, nhân viên của nhà trường phải thống nhất quan điểm về công tác

- Xây dựng bảo quản, sử dụng CSVC và TBGD phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhà trường.

Xây dựng và phổ biến nội quy, quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo vệ CSVC và TBGD. Mọi cán bộ GV, học sinh phải được học tập và nắm vững nội quy, quy định này.

Các phòng học được giao cụ thể cho GVCN cùng tập thể học sinh trực tiếp sử dụng và quản lý. Khi giáo vỉên và học sinh nhận líp có biên bản bàn giao tài sản thống kê đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại... có sự chứng kiến và ký nhận của GVCN, tập thể học sinh, bảo vệ, Ban quản lý CSVC và TBGD. Trong biên bản quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận. Biên bản này được gián ở từng líp cùng với nội quy của nhà trường. GVCN và tập thể học sinh có trách nhiệm sử dụng, tự bảo quản bảo vệ líp học và mọi trang thiết bị của líp trong suốt năm học. Nếu xảy ra mất mát, háng hóc phải đền hoặc tự sửa chữa.

Bảo vệ nhà trường chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của nhà trường ngoài giê làm việc, theo dõi kiểm tra việc quản lý CSVC ở các líp.

Nếu phát hiện thấy líp nào chưa thực hiện tốt việc quản lý CSVC như không đóng của sổ, không tắt quạt, tắt điện trước khi ra về hoặc học sinh nô đùa chạy nhảy... Trong líp học thì nhắc nhở kịp thời hoặc báo cáo với giáo viên chủ nhiệm với Ban quản lý CSVC để xử lý.

Với TBDH (ở các líp) mỗi líp được trang bị một tủ và giá đựng đồ dùng và TBGD đặt tại các góc líp . Dùa trên danh mục TBDH tôi thiểu, từ đầu năm học bàn giao ngay bé TBGD đó cho GVCN trực tiếp sử dụng và quản lý, dùng chung được quản lý ở nhà kho. Để tránh tình trạng dạy chay, hiệu trưởng chỉ đạo các khối trưởng lập Phiếu báo sử dụng TBGD chung cho cả khối, còn giáo viên

vào sử dụng các TBGD khác thì lập phiếu mượn TBGD ở nhà kho thiết bị (xem phụ lục). Hai phiếu đó được treo ở phòng Hội Đồng để Hiệu Trưởng tiện theo dõi, kiểm tra và cán bộ phòng thiết bị tiện việc chuẩn bị để cho mượn.

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ phụ trách phòng TV, TB xây dựng nội quy nội quy sử dụng và bảo quản tài sản, lập thời gian biểu và quy định rõ ràng về thời gian làm việc của thư viện, thời hạn mượn, trả sách để quản lý, thu hồi sách, tài liệu tránh thất thoát, lập hệ thống sổ sách đầy đủ như: Sổ đăng ký, sổ mượn - Trả sách, thiết bị của giáo viên, sổ theo dõi sử dụng thiết bị, SGK, sách tham khảo....Cần có các cặp lưu giữ văn bản, chỉ thị của các cấp về công tác TV, TB, lưu giữ các hồ sơ kiểm tra, kiểm kê xếp loại về công tác TV, TB, lưu giữ kế hoạch hoạt động của phòng TV, TB. Chương trình làm việc của phòng TV gắn liền với các hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ phụ trách thư viện thiết bị xây dựng và tổ chức phòng thư viện như là một trong những điểm văn hoá cao nhất của nhà trường: Bố trí đủ bàn ghế cho phòng đọc, cỏ đủ tủ, giá đựng sách bảo, tài liệu, hệ thống chiếu sáng đảm bảo, có thiết bị phòng cháy, chữa cháy, chống mối, mọt...Cán bé phụ trách cần phân loại, sắp xếp và bảo quản tốt các loại sách báo, tạp chí, sách tham khảo sao cho dễ sử dụng, dễ tìm. Đối với số truyện báo của học sinh được phân loại bố trí sắp xếp và phân bố thời gian hợp lý để tất cả học sinh các khối líp đều đến đọc ở thư viện.

Tháng 2, 3 hàng năm tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học, thi sử dông thiết bị giáo dục. Tổ chức chấm công bằng, khách quan, khen thưởng kịp thời. Những TBGD có chất lượng cần được lưu giữ và sử dụng. Kết quả cuộc thi là một tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên cuối năm.

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các quy định cô thể việc giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học theo quy chế chuyên môn và sử dụng chúng để thiết lập nền nếp, thãi quen sử dụng thiết bị giáo dục. Tăng cường trách nhiệm của giáo viên đối với việc bảo quản sử dụng TBGD.

Tuỳ theo điều kiện nhà trường hàng tháng cần có một khoản phụ cấp cho giáo viên hoặc người phụ trách TV, TB để động viên, khích lệ họ nhiệt tình, trách nhiệm hơn trong công việc.

Trong thời gian hè cần tổ chức các líp tập huấn về TBGD và cách sử dụng để nâng cao kỹ năng sử dụng TBGD cho giáo viên. Đồng thời cán bộ phòng TV, TB cũng cần được tập huấn nghiệp vụ theo lịch của phòng GD, sở GD hoặc nhà trường.

Chỉ đạo làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, líp, vận động cha mẹ học sinh tham gia xây dựng CSVC và đặc biệt là TBGD cho nhà trường trong hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo việc thanh lý CSVC và TBGD háng hóc hoặc hết hạn sử dụng....Cần được tổ chức theo đúng quy chế thanh lý tài sản đã quy định.

Biện pháp 3 : Kiểm tra, đánh giá.

Về mặt hình thức, kiểm ra là chức năng thứ tư của một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Song kiểm tra không phải là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động quản lý cũng không chỉ hoạt động đan xen với các chức năng khác mà là một quá trình liên tục về thời gian, bao quát về không gian, nó là yếu tố thường trực của người quản lý ở mọi lúc, mọi nơi.

Chính vì vậy, trong công tác quản lý CSVC và TBGD, hiệu trưởng cần phải thường xuyên tổ chức các đợt kiểm ra CSVC và TBGD theo định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện, phòng ngõa, đánh giá chính xác nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, quy chế, kế hoạch.

Ban quản lý CSVC và TBGD phối hợp chặt chẽ cùng với Đội TNTPHCM, bảo vệ, tổ hành chính thường xuyên kiểm tra tình trạng tài sản ở líp, các khu vực kịp thời phát hiện các tình huống hư háng, mất mát để kịp thời nhắc nhở xử lý và đánh giá thi đua.

Cuối năm học tổ chức kiểm kê, kiểm tra CSVC và TBGD một cách khoa học. Nếu hư háng vì lý do khách quan có giải pháp khắc phục bổ sung... còn nếu vì cá nhân, tập thể làm mất mát, hư hỏng cần truy trách nhiệm cô thể.

Tổ chức đánh giá TBGD và khen thưởng những người làm TBGD tốt, bảo quản, sử dụng thiết bị giáo dục có hiệu quả.

Người hiệu trưởng cũng cần thường xuyên theo dõi, giám sát, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Biện pháp 7: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong công tác quản lý CSVC và TBGD.

Để quản lý CSVC và TBGD rất cần ở người CBQL lòng nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và năng lực. Hơn nữa người CBQL cũng cần một số hiểu biết và kĩ năng chuyên nghành phụ trách.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về CSVC và TBGD. Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trong công tác quản lý CSVC và TBGD:

- Hiệu trưởng có tư cách pháp nhân quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của trường như: đất đai, trường sở, các tài sản khác đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng, phát huy hiệu qủa của CSVC và TBGD trong mọi ván đề đặt ra bằng mọi biện pháp.

- Thực thi thẩm quyền, nghiêm chỉnh thực quy định của nhà nước và của các cấp quản lý nghành. Thực hiện dân chủ trường học, phát huy tinh thần làm chủ sáng tạo, chủ động của ĐBGV, HS.

Điều 12 của quy chế TBGD trong trường mầm non, trường phổ thông quy định trách nhiệm của hiệu trưởng: “Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối TBGD theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục, thường xuyên kiểm tr a, đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD, lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần”.

Để thực hiện được quyền hạn và trách nhiệm nặng nề đó người hiệu trưởng phải là người không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh người lãnh đạo và nỗ lực lớn cho mục đích: tất cả vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai, thì mới hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục trẻ trong trường mầm non xuân lâm tĩnh gia thanh hoá (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w