Cách vẽ biểu trưng

Một phần của tài liệu Giao an My thuat 9 nam 2010-2011 (Trang 41 - 43)

→ Các hình ảnh của biểu trưng cần cô đọng để thể hiện rõ nội dung. Ví dụ : nói về chiến tranh (quả bom, khẩu súng); về hoà bình (con chim hoà bình) ; nông nghiệp (bông lúa) ; công nghiệp (bánh xe, máy móc,…).

Qua đó giúp HS tìm ra những hình ảnh tượng trưng cho trường học như mái trường, sách, vở, bút, mực ; hình ảnh thầy cô giáo, HS,…

→ Hình ảnh tượng trưng cho trường học rất phong phú nhưng chỉ nên tìm một vài hình ảnh điển hình, cô đọng nhất. Ví dụ : quyển vở, ngọn lửa,…

HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì

- GV quan sát chung và gợi ý HS làm bài theo trình tự trên

III. Bài tập

- HS suy nghĩ, tìm tòi để làm bài theo cảm nhận rieng qua các bước sau :

+ Tìm hình ảnh ;

+ Phác thảo bố cục mảng hình ảnh và chữ ;

+ Vẽ hình, kẻ chữ ; + Vẽ màu

HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập

- GV gợi ý HS nhận xét các bài vẽ theo tiêu chí :

- GV bổ sung và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp

→ Về nội dung : các hình ảnh đơn giản, có ý nghĩa, đầy đủ nội dung , phản ánh đúng về nhà trường ;

- Về bố cục : sắp xếp chữ hợp lí, đường nét khoẻ khoắn, màu sắc hài hoà.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng và tự xếp loại

Dặn dò:

Tuần 18: Ngày ...tháng...năm 2006

BÀI: 18 ( TIẾT 18 ) VẼ TRANH

Đề tài tự do (Bài kiểm tra học kì I)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS hiểu đề tài và tìm được nội dung phù hợp để vẽ tranh - HS vẽ được một bức tranh theo ý thích

- HS thích quan sát, tìm hiểu để phát hiện ra những vẻ đẹp ở cuộc sống xung quanh.

II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

. Giáo viên

- Chuẩn bị một số tranh (phiên bản)với nhiểu đề tài khác nhau của hoạ sĩ và HS để cho HS tham khảo.

2. Học sinh

- Giấy, màu vẽ, bút vẽ.

Một phần của tài liệu Giao an My thuat 9 nam 2010-2011 (Trang 41 - 43)