CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QLMT TẠI LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ TỪ SƠN BẮC NINH.

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 32)

3. Kinh nghiệm quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên thế giới và tại Việt Nam

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QLMT TẠI LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ TỪ SƠN BẮC NINH.

LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ - TỪ SƠN - BẮC NINH. 1. Giới thiệu chung về làng nghề Đồng Kỵ - Từ Sơn - Bắc Ninh.

Vị trí địa lý

Đi từ trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Bắc, theo đường Quốc lộ 1A tới km 18 rẽ trái đi thêm chừng 2km hay theo một cách chỉ dẫn khác là nằm trên đường tỉnh lộ 232, nay đổi tên thành đường Nguyễn Văn Cừ, dựa trên con sông Ngũ Huyện Khê, chúng ta đã đặt chân đến với làng Đồng Kỵ - xã Đồng Quang - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.

• Phía Bắc giáp với xã Tam Sơn.

• Phía Đông giáp với xã Đồng Nguyên. • Phía Tây giáp với xã Phù Khê.

• Phía Nam giáp với Quốc lộ 1.

Cho đến nay, làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được coi là một trong những làng nghề giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh, không chỉ nổi tiếng nhất về đồ mỹ nghệ trong tỉnh mà còn được xướng danh trong cả nước.

Điều kiện tự nhiên

Theo nguồn tài liệu tỉnh Bắc Ninh, trước 1997 Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang ( gồm có 2 thôn là Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ ) của huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.

Từ 1997 đến tháng 8/1999, Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh khi đã được phân tách các tỉnh.

Tới tháng 9/1999 Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.

Và từ 2008 đến nay, theo Quyết định đưa huyện Từ Sơn trở thành thị xã Từ Sơn thì phân tách xã Đồng Quang thành 2 phường là phường Trang Hạ và phường Đồng Kỵ. Phường Đồng Kỵ gồm 7 khu phố chính: phố Thanh Bình, phố Đại Đình, phố Thanh Nhàn, phố Đồng Tâm, phố Tân Thành, khu Đồng Tiến.

Tổng diện tích đất tự nhiên của làng Đồng Kỵ, theo như thống kê của tỉnh Bắc Ninh (2008) là 334,29ha. Với:

• Đất nông nghiệp là 199,04ha. • Đất phi nông nghiệp là 132,84ha. • Đất chưa qua sử dụng là 2,41ha.

Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội.

Dân số: Đồng Kỵ hôm nay đang diễn ra quá trình đô thị hoá khá

nhanh. Làng có dân số đông với khoảng 13000 của năm 2006, cộng thêm tỉ lệ sinh cao và tính đến ngày 31/12/2008 là có 4152 hộ với 19833 dân. Hiện Đồng Kỵ có thêm một khu công nghiệp làng nghề và 2 khu dân cư nhỏ.

Kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

năm 2007 đạt được là 250 tỷ đồng, so với năm 2006 đã tăng 28,2% và so với kế hoạch năm tăng 8,3%. Đối với 2 quý I và II của năm 2008 thì đạt được là 81 tỷ đồng, đã tăng so với kế hoạch đề ra là 30%. Bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đạt được con số là 210 tỷ đồng/ năm đã tăng 16,6%.

Làng Đồng Kỵ ngày nay đang thật sự “ lên hương” và được mệnh danh là “làng giám đốc” từ khoảng chục năm trở lại đây. Ở Đồng Kỵ, hầu như không có hộ nghèo hay có người bị thất nghiệp vì lao động ở đây luôn trong tình trạng thiếu chứ ít khi thừa. Con đường mở rộng thênh thang hơn với những ngôi nhà cao tầng dọc bên đường san sát nhau, phía trước mặt là cánh đồng mênh mông thắng tắp. Phố xưa, làng cũ chỉ còn lại là một góc bình yên của hình ảnh làng Đồng Kỵ hôm nay.

Ngày nay, số hộ làm làm sản xuất nông nghiệp ở đây còn rất ít mà chủ yếu chuyển sang sản xuất thủ công nghiệp. Sản lượng nông nghiệp không đáng kể.

Ngoài ra, vì là loại hình làng nghề truyền thống nên Đồng Kỵ lại phát huy thêm điểm mạnh nữa về du lịch. Đồng Kỵ cũng được biết đến là một danh thắng đẹp của vùng quê Kinh Bắc, gìn giữ được các phong tục, lễ hội truyền thống nổi tiếng. Ngày nay, người ta đã xây dựng các tour du lịch về với mảnh đất Đồng Kỵ, về với làng nghề phát triển, về với lễ hội rước pháo diễn ra vào mùng 3, mùng 4 và mùng 5 Tết hằng năm tại đây – cũng là ngày khai xuân cho mùa lễ hội xứ Kinh Bắc. Trong đó, làng sẽ chọn ra bốn người độ tuổi 50 ở mỗi giáp làm thành bốn vị tướng xuất quân đánh giặc, có trách nhiệm lãnh đạo quân lính và làm một quả pháo đủ các kích thước to nhỏ theo quy định. Đây là một phong tục rất đẹp đến nay vẫn được duy trì và phát huy.

Xã hội: Sự phát triển đáng nể của các cơ sở ở Đồng Kỵ kèm với đó là

tốc độ đô thị hoá đến chóng mặt với làng quê này. Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của “làng giám đốc” này, những ông chủ nơi đây lại tình nguyện đóng góp xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quê hương cũng như thị xã mình, đưa Đồng Kỵ không những giàu có về vật chất mà cả tinh thần văn hoá cũng theo đó mà đi lên. Không có cảnh trẻ con không được đi học, tỷ lệ

người phổ cập THCS, THPT luôn cao, người học cao đẳng, đại học, cao học cũng tăng lên, học thức, văn hoá của người dân trong làng ngày một cao.

Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề

Với hơn 60 làng nghề, Bắc Ninh cùng với tỉnh Hà Tây cũ được coi là mảnh đất trăm nghề. Các làng nghề truyền thống đã xuất hiện từ khá sớm và có một quá trình lịch sử hình thành phát triển lâu đời trong đó có làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ.

Theo như nghiên cứu qua các tài liệu để lại và truyền miệng thì làng nghề Đồng Kỵ được xác định là đã có lịch sử tồn tại và phát triển khoảng 300 năm về trước. Đầu tiên được biết đến với tên làng Cời, đây là ngôi làng với dáng dấp điển hình của làng quê Kinh Bắc, cổ kính có, hiện đại có. Từ xưa, đây là đã làng “bách nghệ” nổi tiếng với nghề mộc, chạm khảm với 4-5 đời các hộ ngày nay đã theo nghề này.

Để hình thành, tồn tại và phát triển của một làng nghề thì yếu một trong những yếu tố tối quan trọng đó chính là nhu cầu thị trường tiêu dùng. Các làng nghề của Việt Nam xuất hiện từ khoảng mấy trăm nay trước, khi xã hội còn dưới ách của nền phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Tuy dưới các triều đại phong kiến chưa hề chú trọng các phương hướng khuyến khích phát triển các làng nghề nhưng cũng chính vì xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, cộng với tính chất của một nền kinh tế tiểu nông, bó hẹp trong khuôn khổ làng, xã, hương ấp mà cái cần có đủ dụng cụ, đồ dùng trong gia đình cũng như sinh hoạt mà nghề ra đời, rồi sau đó là cả làng một nghề ra đời, được chung quy lại là làng nghề. Nghề mộc Đồng Kỵ rồi ngày nay là làng nghề Đồng Kỵ từ đó mà ra đời và phát triển. Thời phong kiến, có nghề mộc nhưng quy mô còn nhỏ, sản xuất còn manh mún.

Nhưng từ những năm sau đổi mới, tức từ 1986, khi Nhà nước quyết tâm bỏ từ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, thì như gặp

thời cùng với sự năng động, nhạy bén trên thương trường mà làng nghề Đồng Kỵ phất lên nhanh chóng, trở thành một trong những làng nghề giàu có nhất của tỉnh Bắc Ninh, khẳng định chỗ đứng cho hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước.

Ngày nay, khi về với Đồng Kỵ, người ta khó có thể tìm được những nét cổ kính của một ngôi làng cổ nằm uốn mình bên đường cong của con sông Ngũ Huyện Khê thơ mộng của vùng đất Kinh Bắc thưở nào, mà thế vào đó là sự sang trọng, hiện đại của những tòa nhà cao tầng nối dài nhau khoe mình với sự đi lên của cả nước.

Đã có một thời gian, Đồng Kỵ gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, thị trường của Đồng Kỵ gần như bị đóng băng. Khoảng những năm đầu của thập kỷ 90, đồ gỗ của Đồng Kỵ đứng trước nguy cơ bị mai một. Nhưng cho đến hiện nay, phường nghề Đồng Kỵ lại lấy được vị thế và đang ngày một khẳng định sự lớn mạnh không ngừng. Đặc biệt trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 vừa qua, làng nghề Đồng Kỵ thật tự hào khi tác phẩm quý nổi tiếng Chiếu dời đô cũng có sự tham gia của nghệ nhân tài ba của làng Đồng Kỵ.

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w