4. Thực trạng QLMT tại làng nghề Đồng Kỵ Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1.Căn cứ cho các giải pháp và kiến nghị.
1. Căn cứ cho các giải pháp và kiến nghị.
Định hướng phát triển của làng nghề Đồng Kỵ.
Xác định được những hiệu ứng tích cực của các làng nghề đối với sự phát triển KT – XH của địa phương, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, tăng thu nhập quốc dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH – HĐH, tỉnh Bắc Ninh đã đề ra nhiều chủ trương, quy chế trong đó có “Quy chế BVMT làng nghề tỉnh Bắc Ninh” để khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, việc định hướng cho sự phát triển các làng nghề trong tỉnh là vô cùng quan trọng, để xác định rõ ràng mục tiêu và các giải pháp cho phát triển. Đối với làng nghề Đồng Kỵ cũng có những định hướng riêng như sau:
• Củng cố, giữ vững, hiện đại hóa làng nghề Đồng Kỵ, phát triển làng nghề theo hướng đa dạng hóa các hình thứ sở hữu mô hình sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện phát triển làng nghề Đồng Kỵ theo hướng CCN Đồng Kỵ quy mô vừa và nhỏ như hiện nay.
• Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho đầu ra của làng nghề Đồng Kỵ, trong đó có thị trường vốn, nguyên nhiên liệu cho hoạt động sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định, rộng lớn hơn.
• Hoàn thiện bộ máy quản lý, phổ biến chính sách của Nhà nước về PTBV đối với làng nghề Đồng Kỵ, phát triển gắn với BVMT cho làng nghề.
• Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho bộ mặt làng nghề Đồng Kỵ.
• Khuyến khích và tăng cường đầu tư các trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải trong và sau khi sản xuất, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và hiện đại, đảm bảo mục tiêu PTBV.
• Phát triển làng nghề Đồng Kỵ gắn với hoạt động văn hóa, du lịch như các làng nghề khác trên địa bàn thị xã và trong toàn tỉnh.
Hiện trạng môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ.
Môi trường làng nghề Đồng Kỵ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân tại đây. Kết quả quan trắc môi trường đã phân tích ở trên thì các thông số ở cả ba loại gồm môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nước ở làng nghề Đồng Kỵ đều vượt TCCP. Mặc dù trong nhiều năm qua, môi trường làng nghề đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong công tác QLMT , chất lượng môi trường tuy đã có biến chuyển tốt nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn còn ở mức nghiêm trọng.
Tập quán, thói quen sản xuất tại làng nghề Đồng Kỵ.
Đồng Kỵ là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời, nên phương thức và tập quán sản xuất cũng mang những tính chất đặc trưng của một làng nghề cổ truyền. Đó là quan hệ sản xuất đặc thù quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã. Tại đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được lập nên từ chính bản thân các hộ gia đình, sử dụng lao động cũng là các thành viên trong gia đình, sản xuất theo kiểu “bí truyền” mà chỉ những người có cùng huyết thống mới được biết, hay tuân theo các hương ước làng xã, giữ nguyên quy trình sản xuất truyền thống. Tuy hiện nay đã có một vài cải tiến trong quy trình công nghệ nhưng đa phần vẫn giữ lại mô hình hoạt động cũ nên gây ảnh hưởng đến môi trường như hiện nay.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp ở Đồng Kỵ còn rất ít mà hầu như chuyển sang sản xuất thủ công nghiệp nhưng lối sống tiểu nông của người sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân vẫn ăn sâu vào tiềm thức người dân nơi đây. Các chủ cơ sở và những người lao động, phần lớn trình độ văn hóa không cao, chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt mà không ý thức được hết
những tác hại lâu dài cho môi trường do hoạt động sản xuất hằng ngày gây ra. Chính đây là nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm tại làng nghề Đồng Kỵ.
Hạn chế trong công tác QLMT tại làng nghề Đồng Kỵ.
Hạn chế về tài chính: kinh phí sự nghiệp dành cho môi trường chưa
đáp ứng được yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới hiện nay, các chính sách trợ cấp ngân sách để nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là làng nghề Đồng Kỵ còn rất thiếu và hạn chế do chưa nhận được sự quan tâm cần thiết của các cấp chính quyền từ Tỉnh đến Thị xã.
Hạn chế về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ chuyên trách, có chuyên
môn, đào tạo đúng nghiệp vụ QLMT rất ít, cộng thêm nữa là phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nên gặp khó khăn trong công tác quản lý là điều dễ hiểu. Chính sách về lương và các ưu đãi khen thưởng dành cho các cán bộ hoạt động về môi trường cũng không được quan tâm thích đáng, dẫn đến không hào hứng với công việc.
Hạn chế trong công cụ quản lý: mặc dù đã có áp dụng một số các biện
pháp trong quản lý về môi trường của chính quyền địa phương nhưng phần lớn các công cụ như tuyên truyền, vận động vẫn chỉ diễn ra nhỏ lẻ, không thường xuyên mà chỉ khi có các đợt cao điểm về môi trường được phát động mới được lên kế hoạch. Thêm nữa là các hình thức về tuyên truyền, vận động, giáo dục này còn chưa sâu, chưa đa dạng, chưa cuốn hút, chưa đi vào đặc trưng của địa bàn làng nghề. Đặc biệt là công cụ kinh tế như thuế, phí môi trường chưa đánh mạnh vào các tác nhân gây ô nhiễm mà đơn giản vẫn chỉ là những chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải.
Hạn chế về trang thiết bị phục vụ cho thanh, kiểm tra về môi trường:
Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường như quan trắc hiện trạng và dự báo xu thế của ô nhiễm của chính
quyền đối với các làng nghề còn hạn chế, đây chính là một trở ngại lớn về mặt chủ động trong QLMT.
Luật và các văn bản dưới Luật liên quan đến ô nhiễm làng nghề.
PTBV được khẳng định trong chủ trương, đường lối phát triển trong tiến trình CNH – HĐH quốc gia, trong đó có phát triển các làng nghề. BVMT làng nghề đang ngày càng được quan tâm, điển hình là đã được đề cập tại ngày càng nhiều các văn bản, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, như việc BVMT trong đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước ở Nghị quyết 41 – NQ/TƯ năm 2004 của Bộ Chính trị, Nghị định 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ đã nêu ra yêu cầu PTBV đối với sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn hay Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đến cả Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010...
Dưới giác độ của các văn bản quy phạm pháp luật thì Luật BVMT 2005 cùng nhiều văn bản dưới luật khác đã quy định cụ thể nghĩa vụ, chức năng, quyền hạn của các cấp, ngành, các cơ sở sản xuất trong công tác BVMT và QLMT làng nghề từ Trung ương xuống các địa phương.
“UBND các cấp căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đã được phê duyệt, lập quy hoạch xây dựng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất, BVMT, gắn sản xuất với tiêu thụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”
Trích Điều 7 – Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
Bản thân các địa phương có làng nghề cũng đang nhận thức được tầm quan trọng của việc ô nhiễm để tự đề ra phương hướng, kế hoạch cho công tác QLMT phù hợp với điều kiện lịch sử, KT – XH, văn hóa và môi trường hiện tại của địa phương mình. Điển hình như Quy chế BVMT làng nghề của
tỉnh Bắc Ninh cùng đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề toàn tỉnh. Hoặc những quy định về Tiêu chí làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang, ban hành kèm Quyết định số 3195/2005/QĐ – CP ngày 29/11/2005 của UBND tỉnh An Giang, trong đó có đề cập đến Quyền và nghĩa vụ của làng nghề và Quản lý Nhà nước về làng nghề.
Các văn bản dưới Luật, có quy định cụ thể về xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, CTR...
- Điều 10/NĐ 81/2006/NĐ – CP: các hành vi vi phạm các quy định về nước thải. - Điều 11/NĐ 81/2006/NĐ – CP: các hành vi vi phạm quy định về khí thải, bụi. - Điều 12/NĐ 81/2006/NĐ – CP: các hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn. - Điều 14/NĐ 81/2006/NĐ – CP: các hành vi vi phạm các quy định về CTR. - Điều 21/NĐ 81/2006/NĐ – CP: các hành vi vi phạm các quy định về làm ô nhiễm đất.
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương trong thời đại CNH – HĐH của Nhà nước, để BVMT các làng nghề cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để QLMT ngày càng tốt hơn.