Thực trạng môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ Từ Sơn – Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 50)

Hiện trạng môi trường nước.

Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cùng với bốn làng nghề khác là làng nghề sản xuất thép Châu Khê, làng tái chế giấy Phong Khê, làng tái chế giấy Phú Lâm và làng tái chế sắt Đa Hội, đang hàng ngày trực tiếp đổ các CTR và nước thải độc hại xuống dòng sông Ngũ Huyện Khê, khiến cho con sông với 24km chạy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh này như bị bức tử từng ngày từng giờ.

Mẫu phân tích kết quả cho thấy bùn ở đáy sông Ngũ Huyện Khê đoạn đi qua các làng nghề thì hầu hết các chỉ tiêu về kim loại nặng (Fe, Mn) đều cao hơn so với đoạn trước khu vực có làng nghề từ 1 tới 2 lần. Theo nghiên cứu, thấy rằng nước thải tại làng nghề Đồng Kỵ chứa rất nhiều chất hữu cơ, vượt TCCP như COD vượt đến 1.6 lần (QCVN 08) cộng với tổng lượng chất lơ lửng TSS vượt TCCP (QCVN 08) đến 1.14 lần và lượng Coliform cũng vượt TCCP tới 10.8 lần. Còn đối với nước mặt thì kết quả quan trắc cho thấy lượng BOD5 tại cống mương rãnh vượt QCCP (QCVN 08) là 3.6 lần; COD vượt QCCP (QCVN 08) là 5.16 lần; chất lơ lửng TSS lại vượt QCCP (QCVN 08) tới 1.48 lần; đối với chỉ tiêu Coliform thì vượt QCCP (TCVN 08) đến 2.16 lần.Cụ thể đối với khúc đoạn chảy qua làng nghề Đồng Kỵ làm cho chất lượng nước sông ở đây chủ yếu chứa chất hữu cơ và chất lơ lửng

(như COD vượt QCCP (TCVN 08) là 1.6 lần và TSS vượt QCCP (QCVN 08) là 1.96 lần). Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả nước mặt QCVN08/ 2008 * Kết quả nước thải TCVN 5945-2005B N1 N2 N3 N4 pH - 7,6 8,2 5,5-9 7,9 7,7 5,5-9 COD mg/l 155 48 30 128 98 80 BOD5 mg/l 54 22 15 50 47 50 TSS mg/l 74 98 50 114 75.2 100 Colifor m MPN/100 ml 16.000 5.500 7.500 54.000 63.000 5.000 ΣP mg/l 8,45 1,241 - 5,289 5,322 6 ΣN mg/l 31,9 1,68 - 35.8 49,7 60

Bảng 2.1.Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt và nước thải tại làng nghề Đồng Kỵ

Chỉ Tiêu Đơn vị Kết quả nước ngầm QCVN 09 Kết quả nước ngầm N5 N6 N7 N8 pH - 6,89 6,78 5,5 – 8,5 6,72 6,73 6,5 – 8,5 Độ cứng mg/l 165,7 138,1 500 118,4 118,2 300 ΣFe mg/l 4,39 4,45 5 0,6 0,8 0,3 – 0,5 Mn2+ mg/l 2,616 2,435 0,5 0,6 0,6 0,5

Bảng 2.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm (nước giếng khoan) tại làng nghề Đồng Kỵ.

(Nguồn: http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3322998)

Hiện trạng môi trường đất.

Ô nhiễm môi trường đất tại làng nghề Đồng Kỵ cũng giống như các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ khác chủ yếu là do các CTR phát sinh trong quá trình hoạt động như các đầu mẩu gỗ thừa, mùn gỗ sau khi bào, giẻ lau chứa dung môi hữu cơ hay cặn hóa chất... Tuy nhiên thì lượng CTR này với lượng thải không quá lớn, lại được tận dụng để dùng cho đun nấu hay làm các chi tiết nhỏ hơn trong sinh hoạt hằng ngày nên tác động của nó đến môi trường không đáng kể.

Nhưng vì có hoạt động sản xuất diễn ra nên theo nghiên cứu tình toán, người ta vẫn nhận thấy lượng Cacbon, Nito hay Photpho tại vị trí như cống thải chung hay bờ mương là nơi thải CTR thì ở trong đất có độ mùn thấp hơn các khu vực không diễn ra hoạt động sản xuất như ở vị trí đình làng, đường làng, khu canh tác. Bảng thống kê sau sẽ cho thấy rõ điều đó:

Vị trí Kết quả phân tích pHKCl ΣC (% ) ΣN (%) ΣP (%) Độ mùn (%) Bờ mương cạnh làng (H1) 5,7 1,35 0,134 0,85 0,46 Khu vực cống thải chung (H2) 7,1 1,22 0,005 0,88 0,12 Đất gần đình làng (H3) 7,3 3,13 0,1878 0,0262 1,08 Đất gần đường làng (H4) 7,2 3,21 0,198 0,0362 1,56

Bảng 2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường đất.

(Nguồn: http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3322998)

Cũng giống như các làng nghề thủ công mỹ nghệ khác, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đây cũng chính là vấn đề ô nhiễm chính tại làng so với môi trường đất và không khí nêu trên.

Sự ô nhiễm không khí ở làng nghề chủ yếu là do bụi, SO2, NO2. Hầu hết các hộ ở đây phun sơn có diện tích nhỏ lại không có quạt hút nên hơi của các dung môi (butyl axetat hay axetol...) không được thông khí, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí. Thêm nữa là cùng với đó là lưu lượng các phương tiện vận chuyển nguyên nhiên liệu rồi đến sản phẩm cũng góp phần làm tăng lượng khí ô nhiễm vào môi trường. Còn các thông số về CO, H2S, O3 đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5937:2005 và QCVN 05:2009/BTNMT.

Bụi mg/m3 Axeton mg/m3 Butyl axetat mg/m3 THC mg/m3 SO2 mg/m3 CO mg/m3 NO2 mg/m3 K1 Hộ phun sơn 1 0,24 0,224 0,21 39,225 0,0276 19,65 0,0388 K2 Xưởng cưa 1 0,30 - - - 0,0255 13,805 0,033 K3 Cuối hướng gió 0,27 0,01 0,018 1,292 0,0346 15,765 0,051 K4 Đầu hướng gió 0,25 0,008 0,03 1,15 0,0311 13,529 0,029 K5 Hộ phun sơn 2 0,413 0,258 0,32 35,122 0,0226 10,15 0,0252 K6 Xưởng cưa 2 0,5 - - - 0,0353 12,75 0,029 K7 Hộ chà gỗ 1 0,43 0,02 0,028 1,388 0,0261 10,175 0,0218 K8 Khu công cộng 0,2 0,01 0,038 1,422 0,0223 11,195 0,0295 TCVN 5937/5938-2005 0,3 0,2 0,2 1,5 0,35 30 0,2

Bảng 2.4. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí tại làng nghề Đồng Kỵ

(Nguồn: http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3322998)

Các vấn đề môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ

Nguồn gây ô nhiễm từ làng nghề.

Công đoạn Loại chất thải Ảnh hưởng đến loại môi trường (MT)

Pha gỗ Bụi, tiếng ồn

CTR (gỗ vụn, mùn cưa…)

MT không khí MT đất

Bào CTR: dăm bào MT không khí

MT đất

Đục mộng Tiếng ồn

CTR (vụn gỗ)

MT không khí

Dựng thô, vào khung Tiếng ồn, hơi keo cồn MT không khí

Làm phẳng, tạo hình ( chà, đánh nền, trạm chổ ) Bụi, tiếng ồn CTR (gỗ vụn, mảnh) MT không khí Làm nhẵn, sửa khuyết tật

Bụi gỗ, tiếng ồn, hơi keo

CTR (giấy giáp thải, mùn gỗ) MT không khí MT đất Khảm trai,ốc Tiếng ồn CTR (vỏ trai, mùn gỗ) MT không khí MT đất Đánh bóng bằng vecni Mùi

Dung môi hữu cơ còn thừa

MT không khí MT nước

Đánh thuốc Hơi các dung môi hữu cơ

Vỏ hộp sơn, véc ni

MT không khí MT đất

Bảng 2.5. Các công đoạn gây ô nhiễm

Nguồn: http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3322998

Đối với môi trường nước: nguồn phát sinh loại ô nhiễm này có thể do

hai nguồn thải:

Nguồn thứ nhất do nước thải sinh hoạt hằng ngày của người dân trong làng và người lao động nhập cư từ nơi khác, đặc tính nước thải của nó là

chứa nhiều vi sinh vật và các chất hữu cơ, được biểu hiện bằng thông số giá trị Coliform, BOD5, COD, SS, tổng N.

Nguồn thứ hai là nước mưa chảy tràn trôi những lượng thải trong sản xuất với đặc tính nước thải là có lẫn chất mùn cưa, những mảnh gỗ vụn, tạp chất của dung môi hữu cơ hay bị đổ thừa, ngoài ra còn có cả rác nhỏ. Do không có xử lý cặn hóa chất, dung môi hữu cơ còn thừa hay thu gom những mảnh vụn trong quá trình như bào, cưa, đánh giấy ráp nên lượng thải cùng với sự hòa quyện của nước mưa sẽ cuốn trôi theo dòng nước, góp phần làm tăng ô nhiễm cho con sông Ngũ Huyện Khê chảy qua đây.

Đối với môi trường đất: nguồn phát sinh chủ yếu vẫn là do việc thải

bỏ các CTR như giáp ráp thừa, vỏ hộp sơn... từ hoạt động sản xuất ra các khu vực như cống thải, bờ mương, gây ứ đọng cục bộ.

Đối với môi trường không khí: đây được coi là nguyên nhân gây ô

nhiễm chính tại làng nghề Đồng Kỵ. Ở đây do đa phần các hộ phun sơn không có hệ thống quạt hút lại làm việc trong một không gian chật hẹp nên hơi các dung môi như axetol hoặc butyl axetat đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Hơi của các dung môi hữu cơ phát sinh trong khâu đánh thuốc gồm có sơn và đánh vecni để hoàn thiện sản phấm cuối cùng, gây ra ô nhiễm mùi nghiêm trọng.

Nguồn gây ô nhiễm bụi cũng chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất ở các công đoạn như cưa xẻ, bào, khoan, pha gỗ nguyên liệu hay gia công bề mặt như đánh nhẵn bóng bề mặt (máy đánh nến, máy chà, đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán) cũng là những khâu chính có mực độ gia công nhiều nhất.

Ngoài ra, tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình nơi vùng quê mà ít nhiều

cũng ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Vấn đề này hiện khó hạn chế, khắc phục ở những công đoạn pha gỗ, chà, đục mộng, khoan, bào.

Những hệ lụy từ việc gây ô nhiễm môi trường làng nghề Đồng Kỵ. a. Đối với môi trường tự nhiên

Với hiện trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại Đồng Kỵ như hiện nay đang đe dọa hệ sinh thái tự nhiên từng ngày.

Môi trường nước đang bị phù dưỡng do ô nhiễm, khiến suy thoái thủy vực. Vì chưa có hệ thống xử lý nước thải sau một số công đoạn mà lại xả thải trực tiếp ra các cống rãnh, kênh mương nội đồng sau đó là ra con sông Ngũ Huyện Khê cùng với bốn làng nghề khác nằm dọc con sông này đang đổ thải cùng mà khiến cho nước sông mất đi màu xanh vốn có của nó, hàm lượng kim loại nặng cao hơn mức cho phép, đe dọa nguồn thủy sinh đang tồn tại dưới nước mặt và gây ra mùi hôi thối rất khó chịu. Hiện nay theo nghiên cứu, nước con sông này cứ theo chu kỳ năm ngày lại đổi màu từ đỏ gạch sang đen, bốc mùi sặc sụa. Không chỉ hủy hoại nguồn thủy sinh của con sông mà nay do không đủ cung cấp nước cho đồng ruộng của sông Đuống mà cực chẳng đã, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm này để tưới cho đồng ruộng. Rồi không chỉ đe dọa nguồn nước mặt, nó còn hủy hoại nguồn nước ngầm dùng trong sinh hoạt của người dân.

(Trạm cấp nước thôn Đồng Kỵ - Phường Đồng Kỵ - thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh)

Ô nhiễm đất và không khí cũng đang đe dọa sự phát triển của hệ sinh thái. Như trên đã phân tích, lượng Cacbon, Nito, Photpho trong đất ở nơi diễn ra hoạt động sản xuất của làng nghề Đồng Kỵ có độ mùn thấp hơn ở những vị trí khác nên cũng có tác động không tốt đến chất lượng gieo nuôi cây trồng và điều này cũng ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong lưới thức ăn. Ô nhiễm môi trường không khí đáng kể đã khiến cho cây trồng ở Đồng

Kỵ bị sa sút cả về chất và lượng do các khí độc hại như CO, SO2, NO2... và lượng bụi lớn ngăn cản sự nở hoa, trổ bông đúng thời điểm của cây. Rác thải là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất cùng với rác thải sinh hoạt đang gây ứ đọng cục bộ.

b. Đối với con người

b1.Sức khỏe cộng đồng.

Không còn nghi ngờ gì ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, đồng nghĩa với nó cũng là những hệ lụy đi kèm do vấn nạn này gây ra. Tác hại nguy hiểm nhất của ô nhiễm chính là những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe cộng đồng.

Trong những năm gần đây, tại làng nghề Đồng Kỵ cũng giống với nhiều làng nghề khác trong cả nước, nhóm người mắc các bệnh như về đường hô hấp, đường tiêu hóa hay bệnh nan y, nghiêm trọng là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tại đây. Kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm 2006 thì những người trực tiếp lao động sản xuất trong làng có tỷ lệ người mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm và cao hơn so với những người thuần nông sống trong chính làng nghề Đồng Kỵ là từ 90% so với 55%. Cũng theo kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân đang giảm đi, thấp hơn 10 năm so với làng không phải làng nghề và cũng thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước.

Do đặc thù là làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ nên người dân tại làng thường mắc các chứng bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da do công việc phải sử dụng nhiều các hóa chất như axetol, xylen, butyl axetat rồi sơn, vecni...

Bệnh và triệu chứng Số người được khám chữa bệnh Số người mắc bệnh Tỷ lệ mắc ( % ) Tai mũi họng 763 254 33.3 Đường hô hấp 492 179 36.4 Mắt 250 142 56.8 Thần kinh 978 385 39.4 Bệnh về da 293 165 56.3 Bệnh phụ khoa 1129 679 60.1 Bệnh tiêu hóa 270 127 47 Lao 95 4 4.2 Phong 293 0 0 Bảng 2.6. Thống kê tình hình bệnh tại làng nghề Đồng Kỵ Nguồn: http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3322998

Nếu đem so sánh tỷ lệ người mắc bệnh tại làng nghề Đồng Kỵ (số người mắc bệnh trên tổng số dân) với số dân mắc các bệnh tương tự tại các làng khác không phải làng nghề gần đó sẽ thấy những chênh lệch rõ rệt. Thống kê qua bảng trên thấy rõ điều đó.

STT Loại bệnh Người dân trong làng (%)

Người dân không ở làng nghề (%) 1 Tai mũi họng 33.3 1.6 2 Đau mắt 56.8 6.3 3 Bệnh về thần kinh 39.4 1.2 4 Bệnh về tiêu hóa 47 15.5 5 Bệnh hô hấp 36.4 1.2 6 Bệnh về da 56.3 4.8 Bảng 2.7. So sánh tỷ lệ bệnh tật giữa làng nghề Đồng Kỵ với các khu vực không phải làng nghề

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2010)

Dựa vào kết quả điều tra so sánh của bảng trên mà chúng ta thấy được tính chất nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong làng ra sao. Đây quả là một chênh lệch đáng kể, đáng phải lưu tâm đến bởi không chỉ lợi ích kinh tế luôn đặt lên hàng đầu mà sức khỏe để sống, để học tập và làm việc cũng vô cùng quan trọng, nếu như không muốn lợi ích kinh tế cũng bị thiệt hại theo.

b2.Tổn thất kinh tế

Một mặt không ai có thể phủ nhận lợi nhuận kinh tế vô cùng lớn đem lại cho làng nghề Đồng Kỵ mỗi năm qua nhưng mặc khác cũng phải thừa nhận một thực tế là lại đang tồn tại đồng thời các thiệt hại cũng về kinh tế. Đây là điều khó tránh khỏi bởi một khi ô nhiễm môi trường đang hiện hữu do hoạt động sản xuất thì ít nhiều lợi ích kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo.

Như các bảng thống kê trên về sức khỏe người dân trong làng Đồng Kỵ đang đi xuống theo chiều hướng không tốt, đi kèm với đó là chi phí

khám chữa bệnh, chi phí thuốc thang, nảy sinh một vấn đề đối với riêng từng cá nhân được gọi là “gánh nặng về bệnh tật” và với cả xã hội sẽ là ảnh hưởng tới an sinh xã hội như bảo hiểm y tế. Nhất là với tình trạng giá thuốc leo thang như hiện nay thì việc phải chi tiêu cho khám chữa bệnh và mua thuốc không phải là vấn đề đơn giản. Nó được tính bằng số năm lao động bị mất đi vì mắc bệnh, do tai nạn lao động phải nghỉ việc và số năm bị mất đi do chết non so với tuổi thọ cao nhất, lấy ở con số 1000 dân.

Thêm nữa đi cùng với gánh nặng bệnh tật mà riêng cá nhân phải chịu thì còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc như giảm giờ làm, giảm công sức, giảm năng suất lao động. Đây là một thiệt hại lớn về kinh tế nói chung. Những năm gần đây do ô nhiễm gây ra, bản thân người dân tại Đồng Kỵ cũng đã thấy rõ việc sức khỏe của mình bị suy giảm đi nhiều, nên hoạt động sản xuất có lúc trở thành nỗi ám ảnh do lo lắng bệnh tật.

Cũng vì đặc trưng làng nghề là sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w