0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giảng ý và liên hệ thực tế

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 28 -30 )

Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một điều: giảng từ và giảng ý th- ường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung.

VD: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết:

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay.

Hỏi: Trong khổ thơ trên tác giả nêu lên hạt gạo quê thơm ngon là nhờ đâu?( câu hỏi về nội dung) ( nhờ có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát)

Hỏi: Trong khổ thơ đó từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại nhưvậy để nhằm mục đích gì?( Từ có được lặp lại nhiều lần, để nhấn mạnh hương vị thơm ngon của hạt gạo quê hương)

VD: Cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3 của bài “Hạt gạo làng ta” “Hạt gạo làng ta………mẹ em xuống cấy”

Hỏi: Hạt gạo làng ta còn có gì đáng nhớ?

( Có bão tháng 7, có mưa tháng 3khó khăn do thiên nhiên gây ra).

Có giọt mồ hôi của mẹ rơi trong những ngày nắng nóng công sức vất vả của mẹ

đây là câu hỏi về nội dung.

Tác giả dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ?đây là câu hỏi về nghệ thuật.

( Đó là: Cua ngoi lên bờ – mẹ em xuống cấy). Sự đối lập giữa hoạt động của con cua với hoạt động của mẹ được rõ thêm qua cặp từ trái nghĩa lên – xuống để càng giúp ta thấy rõ nỗi vất vả gian truân của mẹ cùng các bác xã viên khi làm ra hạt gạo.

VD: Cho học sinh đọc khổ thơ cuối, hỏi câu cuối “ Hạt vàng làng ta” ý nói gì? Câu hỏi nặng về giảng ý để toát lên nội dung bài.

(Hạt gạo rất quý vì được làm ra bởi công sức của biết bao người với bao thử thách gay go quyết liệt. Hạt gạo xứng đáng được ví như hạt vàng.)

Tóm lại trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập đọc được.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 28 -30 )

×