Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp
VD: Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”có thể học sinh liên hệ nêu ra những khó khăn mà cha mẹ và các bác xã viên phải trải qua để làm ra hạt gạo
( Khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ không còn khó khăn do bom đạn kẻ thù nữa)
Qua đó mà ta giáo dục cho học sinh tình cảm trân trọng, nâng niu từng hạt lúa và cũng muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình để làm ra hạt lúa.
Rõ ràng chỉ sau khi giáo viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu đợc bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả (Tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được).
Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu nội dung của toàn bài.
+ Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
Tôi chép từng đoạn thơ lên bảng phụ. Sau khi hỏi học sinh về nội dung của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn sau đó cho học sinh khá hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng đoạn đó; cho học sinh khác phát hiện ra những điểm nhấn, giáo viên gạch chân những từ cần nhấn và gọi học sinh khác luyện đọc lại.
Nghệ thuật đọc diễn cảm thể hiện ở việc nhấn giọng, cao giọng hay hạ giọng trong một bài, một đoạn, bài không phải đọc với giọng đều đều như nhau mà có từ ngữ đọc nhấn giọng hơn. Việc nhấn gọng hay hạ giọng phải đúng, chính xác, nhằm vào những từ
mấu chốt, những từ có ý nổi bật, bộc lộ rõ nội dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ.
Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt là phải giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Cách thức giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc chính là các bước tiến hành mà tôi đã nêu ra ở trên. Song, học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu như học sinh được nghe cô giáo mình đọc hay, đọc tốt. Cách đọc của cô chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả nhất góp phần minh chứng cho những gì mà cô và trò cùng thống nhất ở trên. Để rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm tôi thường soạn bài thật kỹ (bài soạn của tôi dựa trên những gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn đọc và cảm thụ). Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp để nắm chắc nội dung bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài văn và đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để nhằm truyền tới người nghe hiểu biết của mình và tình cảm của tác giả. Với các bước tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì tập luyện mà mỗi lần tôi đọc mẫu đã thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của bài.
Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động viên để các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đối với những em đọc nhỏ, chậm, ngoài việc hướng dẫn chung đọc diễn cảm cho cả lớp, tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu như: thường xuyên uốn nắn việc phát âm tiếng có vần khó, hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, từng ngữ. Với những câu văn dài tôi cho học sinh này dùng bút chì vạch sẵn những chỗ ngắt nhịp vào sách giáo khoa, giúp các em ngắt nhịp đúng chỗ, cứ như vậy uốn nắn dần để các em đọc tốt
dần lên. Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một không khí thoải mái để các em phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi không sử dụng sự gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em có điều kiện để thể hiện mình.
5. Kết quả:
- Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên cho học sinh lớp tôi đang dạy. Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi đang dạy và lớp 5A trong từng giai đoạn và có kết quả như sau:
+ Lớp 5B( Lớp do tôi chủ nhiệm) Giai đoạn Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm Đầu năm
20 9 học sinh = 45% 7 học sinh = 35% 4 học sinh = 20%
Cuối kỳ I
20 7 học sinh = 35% 7 học sinh = 35% 6 học sinh = 30%
Tuần 25
20 4học sinh = 20% 7 học sinh = 35% 9 học sinh = 45% + Lớp 5C Giai đoạn Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm
Đầu năm 25 10 học sinh = 40% 9 học sinh = 36% 6 học sinh = 24% Cuối kỳ I 25 8 học sinh = 32% 10 học sinh = 40 % 7 học sinh = 28 % Tuần 21 25 6 học sinh = 24 % 10 học sinh = 10 % 9học sinh = 36 % 6. So sánh đối chứng
Qua kết quả tổng hợp tôi đã nêu trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong giờ Tập đọc, học sinh không những đã say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Nó không chỉ nâng lên theo từng giai đoạn khảo sát mà nó còn có sự tiến bộ hơn giữa lớp áp dụng kinh nghiệm này vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh so với lớp không đưa kinh nghiệm này vào giảng dạy. Nếu như ở lần khảo sát đầu tiên để điều tra thực trạng trong giai đoạn đầu năm học, tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm ở lớp 5B cao hơn lớp 5A và tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ở lớp 5B thấp hơn lớp 5A thì đến cuối học kì I tỉ lệ này đã ngang bằng và đến tuần 26 tỉ lệ này có sự đảo lộn. Lớp 5B tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm còn ít hơn lớp 5A và tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm đã cao hơn lớp 5A. Dẫu rằng kết quả trên là chưa cao nhưng nó đã đánh dấu bước đầu sự thành công của tôi trong quá trình giảng dạy để nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.