Bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 36)

Thực tế trong quá trình giảng dạy, để đạt được kết quả như trên về" Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”, tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sư phạm sau:

7.1. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết việc đọc mẫu của thầy phải chuẩn mực, bởi thầy luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh soi vào. Chính vì vậy, thầy phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ thầy nói, đọc phải chính xác và chuẩn mực.

Thầy cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa... để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài đọc. Thực tế cho thấy, sách dùng cho học sinh, cho giáo viên có nhiều ưu điểm nổi bật và đa số giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, song đi vào từng bài cụ thể thì vẫn còn lúng túng không ít. Do vậy, nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên sọan là quan trọng, song chưa đủ, còn đỏi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và tài ứng xử linh hoạt trong giảng dạy.

Phải nắm chắc đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, nâng cao ý thức tự giác để từ đó các em sẽ “Học vui, vui học” và hiệu quả học tập sẽ cao hơn.

Người giáo viên phải có tâm huyết trong nghề, nhiệt tình trong soạn, giảng, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh nhất là học sinh học yếu, đọc sai, đọc ngọng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thật tận tình, chu đáo để các em khắc phục.

Luôn động viên, khích lệ những em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên các em chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay vào sổ tay của mình; khuyến khích các em nói, đọc trước đám đông. Tổ chức cho các em thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp vào những giờ ngoại khoá.

7.2. Bên cạnh đó, muốn rèn đọc cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy đọc bao gồm:

a, Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Hướng dẫn học sinh đọc chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có vần khó, những tiếng có dấu thanh học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu).

b, Phương pháp dạy đọc rõ văn vần (đó là cách ngắt nhịp các thể thơ).

c, Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm: Cần phải lưu ý có đọc to đúng thì đọc thầm mới đúng được. Do đó, khâu hướng dẫn đọc đúng phải được tiến hành trước và phải làm thật tốt. Trong giờ tập đọc, một em được chỉ định đọc to thì đồng thời giáo viên cũng yêu cầu các em khác luyện đọc thầm theo bạn. Như vậy trong một giờ tập đọc có khoảng 15 em đọc thì cả lớp cũng được luyện đọc thầm 15 lần.

d, Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một tâm trạng bình tình, tự nhiên và thoải mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn cảm được nếu như trong một trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt những phương pháp đã dạy đọc như đã nêu ở trên là nhằm mục đích đạt được 4 yêu cầu về đọc đó là: đọc chính xác, đọc lưu loát, đọc thầm, đọc diễn cảm.

Bốn yêu cầu đó phải được thâm nhập vào nhau, hỗ trợ nhau mà không nên tách rời thì mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc

7.3. Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều làm việc với sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài tập đọc.

Muốn làm được điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần:

a, Phải xây dựng cho lớp một nề nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật cao

b, Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý vào nội dung bài.

c, Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần phải coi trọng cả hai yêu cầu đó là rèn đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Hai yêu cầu này cần phải được bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nên không thể tách bạch từng phần riêng lẻ. Vì thế, khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Có câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức.

d, Cần sử dụng có hiệu quả nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc mấp máy môi, đọc nối tiếp, đọc phân vai… để thay đổi không khí của lớp học, thu hút học sinh vào bài.

e, Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong các giờ học tôi thờng tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thả thơ” đ]ợc dùng khi dạy các bài tập đọc là bài thơ; trò chơi “ Ai tinh ai nhanh” được dùng khi dạy các bài tập đọc là văn xuôi.

Những trò chơi này tuy chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 3- 4 phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy.

Rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng quả là một công việc khó khăn. Giáo viên phải có kiến thức vững, phải đọc mẫu hay và phải kiên trì, bền bỉ, tâm huyết với nghề thì mới thành công được.

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w