Định hướng hoàn thiện thủ tục cấp GCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012 và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.Định hướng hoàn thiện thủ tục cấp GCNĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Căn cứ vào những nhân tố tác động tới việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đã phân tích ở trên, Thừa Thiên Huế đã nêu ra định hướng để hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh như sau:

Định hướng chung về sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế:

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, định hướng hệ thống đô thị của Vùng Thừa Thiên Huế là sẽ tập trung phát

triển thành phố Huế, các thị xã Hương Trà, Hương Thuỷ, Thuận An, thị trấn Bình Điền để trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai. Đây là hạt nhân tăng trưởng của vùng, là trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại, trung tâm văn hóa, nghệ thuật, trung tâm đào tạo đại học, trung tâm y tế chuyên sâu và chất lượng cao, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng của vùng và cả nước. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ được đầu tư phát triển mạnh thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng, kết nối với thành phố Huế tạo nên trục kinh tế Huế - Chân Mây Lăng Cô, là trục phát triển dịch vụ - du lịch - công nghiệp năng động, là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong tương lai Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ là trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế lớn của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả khu vực tiểu vùng Mê Kông... Là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là cửa ra của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông.

Ngoài ra, các thị trấn trung tâm huyện lỵ của các huyện Phong Điền, A Lưới; các thị trấn Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Khe Tre cũng sẽ đầu tư, đồng thời xây dựng các thị trấn trung tâm tiểu vùng: Điền Hải, An Lỗ, Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, Nam Đông, A Đớt, Hồng Vân,…sẽ góp phần làm cho quá trình đô thị hoá của Thừa Thiên Huế diễn ra trên diện rộng.

Định hướng ngành:

Ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm cho người lao động; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng. Khuyến khích thu hút vào ngành công nghiệp phụ trợ, ngành du lịch, giáo dục–đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, dịch vụ giải trí, các dự án đầu tư công nghệ sinh học, dự án đầu tư công nghệ chế biến thực phẩm.

Định hướng đối tác:

Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs). Việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia được khuyến khích cả hai hướng:

Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Chú trọng thu hút FDI từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc (trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ), Hoa Kỳ, các nước thành viên còn lại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Từ các định hướng phát triển trên, ta có thể thấy Thừa Thiên Huế đang quyết tâm để trở thành thành phố công nghiệp, một trong những đô thị trực thuộc trung ương. Muốn đạt được các mục tiêu đó, là điều không hề đơn giản. Ngoài việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế ra thế giới, tỉnh còn cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc ưu đãi đầu tư. Đặc biệt, đối với chính sách pháp luật, phải vừa đảm bảo đúng với văn bản ở trung ương, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự linh hoạt, thông thoáng, thiện chí.

Vì vậy, trong những phiên họp thường kì gần đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Sở kế hoạch đầu tư nói chung đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đưa Thừa Thiên Huế thành một trong những tỉnh thành có cơ chế hành lang pháp lý thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đầu tư hoàn chỉnh, hợp lý và thông thoáng nhất, nhằm thu hút các nhà đầu tư về địa bàn tỉnh đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012 và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 61)