Thực trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ

Một phần của tài liệu Thực trạng về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012 và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 58)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Thực trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ

Thiên Huế từ năm 2009-2012

Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã đơn giản hóa thủ tục đối với đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cũng vì thế, các Doanh nghiệp và các dự án đầu tư được thành lập, có giấy chứng nhận kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đầu tư tăng nhanh.

Trong năm 2009, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập mới 610 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước là 13 doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân (chiếm chủ yếu) với tổng số 4532 doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 3 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Escape Business Huế, Công ty TNHH hai thành viên Rowi Vina, Cty TNHH 1TV CNTT kinh tế chứng khoán TH và phái sinh VN). Cũng trong năm 2009 này, tại Thừa Thiên Huế có 130 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản. Cấp 47 giấy chứng nhận đầu tư, riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tỉnh đã thu hồi 03 giấy phép đầu tư (Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phong Điền - Công ty Global JK, Công ty Earthcare VN, Công ty TNHH Quinmax International VN) với số vốn đăng ký 12,450 triệu USD.

Đến năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án, riêng trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã có 10 dự án FDI được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 1.394,8 triệu USD, trong đó có 03 dự án đã đi vào hoạt động, 6 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản và 1 dự án tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án ngoài khu công nghiệp với vốn đầu tư đăng ký 78,612 triệu USD chiếm 4,11% so với tổng vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn, gồm công ty TNHH Luks Hải Hòa, công ty Mandarin Digital Media, công ty cổ phần Lemna Huế, công ty TNHH C & N Huế - Hàn Quốc, công ty TNHH Banyan Tree Đông Dương, công ty TNHH Tsunoda Việt

Nam, công ty TNHH Cung ứng nhựa đường, công ty Quốc tế Thành Đạt. Cũng trong năm 2010 này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hồi 12 GCNĐT với số vốn đăng ký 650,751 triệu USD của các doanh nghiệp sau: công ty TNHH MTV Pegasus Fund 3, công ty liên doanh Huế -Saita; công ty liên doanh sợi tre Việt Nam; công ty TNHH 2Nguyên; công ty TNHH công nghệ cao Việt Nam; công ty Express Lane Food; công ty TNHH B4 café; công ty liên doanh Vọng Cảnh; công ty TNHH Alcan Việt Nam; công ty TNHH Dream Palace; công ty TNHH Nam A D&C (Hàn Quốc); công ty TNHH Optivest Thừa Thiên Huế; công ty TNHH Một thành viên Lost world.

Tháng 12/2011, theo số liệu thống kê tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư, cả tỉnh Thừa Thiên Huế có 530 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 78 chi nhánh và 19 văn phòng đại diện. Cũng trong năm 2011, tỉnh đã cấp mới được 19 giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 05 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 41,626 triệu USD và điều chỉnh GCNĐT cho 10 dự án, trong đó có 02 dự án tăng vốn đầu tư thêm là 8,914 triệu USD. Trong đó, quí IV/2011 cấp mới được 01 dự án (DA đầu tư chế biến cát trắng Phong Điền Thừa Thiên Huế) với số vốn đầu tư đăng ký là 5 triệu USD. Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 64 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.893 triệu USD. Ngoài ra, đã thu hồi 03 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 7,6 triệu USD gồm dự án Kinh doanh nhà hàng cao cấp, quầy bar và karaoke; dịch vụ tắm hơi, massage, dự án Công viên Địa Đàng Thừa Thiên Huế, Nhà máy sản xuất kềm /Công ty CP Tsunoda Việt Nam.

Trong năm 2012, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp 378 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động cho 51 chi nhánh và 15 văn phòng đại diện.

Nhìn chung, từ năm 2009 đến năm 2012, tỉnh Thừa thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận cho tổng cộng 2159 doanh nghiệp, 386 chi nhánh và văn phòng đại diện.

Mặc dù từ năm 2009 đến năm 2012 tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác, thu hút, kêu gọi đầu

tư nhưng nhìn chung công tác xúc tiến đầu tư và công tác đối ngoại đã đạt được một số thành quả nhất định. Kết quả được thể hiện qua các dự án đã và đang triển khai, các dự án đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Đặc biệt, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn như dự án Laguna Huế đang triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết, ước vốn thực hiện năm 2011 khoảng 156 triệu USD. Bên cạnh đó, các dự án sản xuất dăm gỗ, du lịch nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch Lăng Cô đang hoạt động ổn định, khai thác có hiệu quả, đóng góp một phần vào ngân sách toàn tỉnh.

Do tình hình chung, nên số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế có giảm sút so với các năm trước, chủ yếu là các nhà đầu tư đến tìm hiểu và xin chủ trương đầu tư. Tổng cộng trong vòng 4 năm, đã tiếp xúc, làm việc với trên 100 nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước như: công ty Total Nation Holdings Limited (Hồng Kông), công ty Caffco (Hoa Kỳ), công ty Endo Casting Co. Lmt (Nhật Bản), công ty Kubota (Nhật Bản), công ty CP Đầu tư Trung Quý Huế, công ty CPĐT và PT Du lịch White Water Việt Nam, công ty CP Đầu tư CIC, công ty CP Đầu tư APEC, công ty CP Đầu tư Phát triển Khang Minh, công ty CP TD...

Để hỗ trợ tốt cho công tác thu hút, cấp phép đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tham gia vào các đợt xúc tiến đầu tư do các cơ quan Trung ương và khu vực tổ chức, ở trong nước (6 đợt) và ngoài nước (1 đợt). Đặc biệt, trong năm 2011, Ban đã cử người tham dự các đoàn đi xúc tiến tại Nhật Bản (9/2011); Tham dự Hội thảo, giao thương và tìm kiếm cơ hội đầu tư với các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc (02/2011), Đài Loan (9/2011); Hội thảo cơ chế, chính sách phát triển Khu kinh tế ven biển tại Quảng Nam (8/2011); Giao lưu gặp gỡ Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore 2011 tại Hà Nội (12/2011); Tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ tại Nghệ An (10/2011); Diễn đàn đối ngoại kinh tế Việt Nam – Kansai lần thứ 5 tại Đà Nẵng (11/2011).

Không những thế, tỉnh Thừa Thiên Huế còn liên hệ thường xuyên với các cơ quan TW và các tổ chức nước ngoài để đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh và xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế như: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ

Ngoại giao), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Các Đại sứ quán và Tổng lãnh sự trong và ngoài nước, JICA, JETRO, KOTRA, TAITRA...

Ngoài ra, nhằm hạn chế một số nhà đầu tư xin cấp GCNĐT (chiếm dự án để bán lại ) không có khả năng triển khai dự án, tỉnh đã ban hành Qui định bảo đảm thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất và mặt nước trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 30/11/2011.

1.3.3. Đánh giá

Từ các số liệu và phân tích sơ lược về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư ở Thừa Thiên Huế từ năm 2009 đến năm 2012, có thể đánh giá khái quát về trình tình hình thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Đánh giá chung:

Về tính minh bạch trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư được quy định rõ ràng bằng văn bản, trong các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108 NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, được cụ thể hóa lại trong các văn bản, trang web của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôn ngữ sử dụng chính xác, dễ hiểu, khúc chiết. Diễn đạt rõ ràng, không bị hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Các quy định áp dụng và về quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng, tuân thủ Luật đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan, trong quy trình thủ tục đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thuên Huế. Ngoài ra, trong trình tự thủ tục cũng có quy định rõ các bước mà nhà đàu tư cần thực hiện, chi phí, thời gian, lệ phí...

Do được quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ, tuân thủ pháp luật nên tính minh bạch đạt được trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cao, ít có nguy cơ cho nhũng nhiễu, tham nhũng.

Về tính thống nhất trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là sự cụ thể hóa linh hoạt trình tự thủ tục được quy định trong Luật Đầu tư

năm 2005 và Nghị định 108/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật đầu tư 2005. Các quy định về thủ tục đầu tư này vì vậy tuân thủ với các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và không mâu thuẫn giữa các quy định trong bản thân văn bản đó, đồng thời, không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác và tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Về tính hợp lý trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đơn giản hóa được các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp và nhà đầu tư khi đăng ký đầu tư.

Không có những quy định bất hợp lý, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với sự phát triển bền vững (về trách nhiệm của doanh nghiệp, về lợi ích của người tiêu dùng, về nguyên tắc cung-cầu và cạnh tranh bình đẳng…) giữa môi trường đầu tư các tỉnh thành với nhau trong nước và trong nước với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, không bị phân biệt đối xử.

Về tính khả thi trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Đã được thực hiện trên thực tế và được đánh giá cao. Đánh giá cụ thể:

Về mặt pháp luật trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các VBQPPL về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới ngày một nhiều trong thời gian 10 năm trở lại đây, từng bước góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cơ chế uỷ quyền, phân cấp trong đầu tư, trong đó có vấn đề thẩm định dự án đầu tư, phê duyệt và quyết định đầu tư cho các cơ quan bộ, ngành và địa phương đã phát huy tính chủ động các cơ quan bộ, ngành và địa phương, từng bước đưa công tác quản lý về đầu tư vào nề nếp, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho ngành, địa phương và doanh nghiệp.

nhiều nỗ lực và sáng kiến để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư.

Đề án 30 của Chính Phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 đã đạt được những thành công bước đầu trong việc ra soát, xây dựng và công bố thủ tục hành chính nhằm giảm bớt khó khăn, rủi ro cho người dân và nhà đầu tư. Đề án này được triển khai từ ngày 1/1/2007, đến nay đã hoàn thành công việc thống kê thủ tục hành chính tại tất cả tất cả các cấp chính quyền, đã công bố cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet với hơn 5700 thủ tục hành chính trên cả nước (http://www.thutuchanhchinh.vn), đã hoàn thành giai đoạn rà soát các thủ tục hành chính theo các tiêu chí về tính hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý của thủ tục và phê duyệt phương án đơn giản hóa, hiện đang chuyển sang giai đoạn thực hiện các phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt.

Ngày 02 tháng 6 năm 2010, thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 25/NQ-CP về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính, đánh dấu nỗ lực cải cách lớn nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước. Đây là các thủ tục thuộc các lĩnh vực cấp thiết, liên quan nhiều nhất đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, công chứng, xây dựng, môi trường, đầu tư,....

Nghị quyết đã yêu cầu thực hiện đơn giản hóa quy định có liên quan, hướng vào các giải pháp minh bạch hóa quy trình, giảm yêu cầu về hồ sơ đối với nhà đầu tư, làm rõ trình tự thực hiện tại cơ quan nhà nước.

Theo Nghị quyết số 25, các nội dung của phương án yêu cầu đơn giản hóa các thủ tục hành chính ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư được tóm lược như sau:

Về việc cấp GCNĐT, sẽ quy định rõ thẩm quyền, nội dung, trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính,gồm cơ quan quyết định, chủ trì cấp GCNĐT và cơ quan được hỏi ý kiến, trả lời ý kiến thẩm tra, áp dụng nguyên tắc nếu quá thời hạn quy định mà không trả lời thì coi như đồng ý và cơ quan đó phải chịu trách nhiệm về sự không trả lời của mình.

Ngoài ra, sẽ quy định rõ thành phần hồ sơ theo hướng giấy gì, do cấp nào xác định, ai chịu trách nhiệm về sự xác thực của giấy tờ này, mẫu hóa (ví dụ đối với báo cáo năng lực tài chính), đơn giản hóa (ví dụ bỏ yêu cầu nộp đồng liên doanh), quy

định số bộ hồ sơ, bổ sung quy định giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản công chứng do văn phòng công chứng và công chứng nhà nước thực hiện.

Vào đầu năm 2011, Thủ tướng chính phủ tiếp tục phê duyệt 24 Nghị quyết về phương án đơn giản hóa đối với hơn 5000 thủ tục còn lại thuộc tát cả các lĩnh vực. Để thực thi các phương án đơn giản hóa này thì Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương cần ban hành theo thẩm quyền các văn bản để sủa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính theo đúng phương án đơn giản hóa. Do đó, những việc cần làm hậu Đề án 30 còn nhiều và rất quan trọng để đảm bảo thực thi đầy đủ các phương án đơn giản hóa và tiếp tục cải cách hành chính mạnh hơn nữa, mang lại những tác động tích cực, bền vững cho môi trường đầu tư Việt Nam.

Để duy trì các kết quả của cải cách, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 về thành lập cơ quan kiểm soát thủ tục cải cách hành chính tại Trung ương và hệ thống các bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương. Ngày 22/11/2010, Cục kiểm soát thủ tục hành chính được thành lập theo quyết định số 74/2010/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Mục tiêu của việc thành lập cục kiểm soát thủ tục hành chính là đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hiện hành cũng như các thủ tục sẽ được sủa đổi, bổ sung, ban hành mới, không để phát sinh các thủ tục không hợp pháp, hợp lý, gây phiền hà cho nhà đầu tư, người dân và Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012 và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 58)