Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khử phân kỳ hồng ngoại của bài toán tán xạ trong điện động lực học tt (Trang 27)

1.4.1 Phương pháp phân tích tng hp s liu

Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng nó giúp làm rõ cơ sở

lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết quả

nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.

1.4.2. Phương pháp kho sát điu tra tng hp tài nguyên đất

Công tác nghiên cứu thổ nhưỡng không bao giờ tách khỏi phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa sau đó đó đánh giá, đưa ra kết luận ở trong phòng thông qua các giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị tài liệu

- Xác định phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện của đề tài từđó vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài

- Thu thập các số liệu, tài liệu của khu vực liên quan đến các yếu tố hình thành

đất: sơđồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình để thấy được sự phân hóa về lãnh thổ theo quy luật tự nhiên, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu quan trắc khí hậu - thủy văn, tài liệu về tình hình kinh tế xã hội…

- Trên cơ sở các tài liệu thu thập được và sự phân hóa lãnh thổ, phân tích, đánh giá tài liệu để nắm bắt các đặc điểm của nhân tố hình thành đất liên quan đến thuộc tính của các đơn vị đất đai, bước đầu thành lập sơ đồ thổ nhưỡng, khoanh tách ranh giới các loại đất theo đá gốc, đồng thời vạch ra các tuyến khảo sát theo lát cắt.

Giai đoạn khảo sát thực địa:

Công tác khảo sát thực địa được tiến hành theo các tuyến lộ trình đã được vạch sẵn. Trong quá trình thực địa, đặc điểm các yếu tố liên quan tới lớp vỏ thổ nhưỡng

đều được quan sát và ghi chép đầy đủ. Với việc khảo sát theo tuyến, các yếu tố tự

nhiên cũng như kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu được đánh giá một cách tổng hợp để từđó thấy được sự phân hóa theo chiều ngang của lớp vỏ thổ nhưỡng.

Bên cạnh việc tiến hành khảo sát theo tuyến lát cắt đặc trưng, lựa chọn các

điểm chìa khóa để tiến hành nghiên cứu, đào phẫu diện và mô tả hình thái của các tầng phát sinh, lấy mẫu đất; Trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc đứng của lớp vỏ

thổ nhưỡng. Tại các điểm chìa khóa cần tiến hành đáo phẫu diện đất (phẫu diện chính, phụ, thăm dò theo tỷ lệ 1:4:4) nhằm kiểm tra ranh giới giữa các loại đất và lấy mẫu

phân tích. Trên tầng phẫu diện tác giả tiến hành mô tả kỹ về sự phân tầng theo màu sắc, độ ẩm, cấu trúc, thành phần cơ giới, độ chặt, thành phần chất lẫn, mức độ glây,… và có ghi chép đầy đủ theo bản tả tổng hợp. Sau đó lấy mẫu cho từng phẫu diện theo

đúng quy định.

Giai đoạn nghiên cứu trong phòng và viết báo cáo

Giai đoạn nghiên cứu ngoài thực địa là rất quan trọng và cần thiết. Tuy vậy, đó mới chỉ là bước đầu giúp tác giả có những nhận định khái quát vềđặc điểm chung của những loại đất đã được mô tả và mối liên quan tác động qua lại giữa các hợp phần tự

nhiên của khu vực nghiên cứu. Vấn đề quyết định vẫn là công tác nghiên cứu trong phòng vì đó là giai đoạn tổng hợp tất cả những kết quả nghiên cứu trong quá trình thực địa đồng thời đối chiếu bổ xung thêm những vấn đề cơ bản mà thực tế đã được nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác có liên quan đến nội dung của đề tài. Thông qua quá trình nghiên cứu trong phòng, tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích các yếu tố, các quá trình hình thành đất; phân tích các chỉ tiêu hóa học và lý học của đất làm cơ sở

cho sựđiều chỉnh và hoàn thiện bản đồ thổ nhưỡng, sau đó thống kê mô tả, đánh giá các đơn vị đất đai nhằm thuyết minh cho bản đồ đất đã thành lập từ đó đưa ra định hướng cho việc sử dụng đất của khu vực nghiên cứu.

1.4.3. Phương pháp bn đồ và vin thám

Phương pháp bản đồ và viễn thám là phương pháp thành lập bản đồ dựa trên các bản đồ ở giai đoạn trước, số liệu điều tra, khảo sát thực địa cùng với một số

phương pháp biểu thị của bản đồ học nhằm xây dựng các bản đồ theo từng mục đích cụ thể. Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong môi trường GIS rất hữu ích trong việc trợ giúp công tác ra quyết định.

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phần mềm nhằm đạt hiệu quả tối đa đối với việc phân tích và xử lý dữ liệu: MapInfo, Microstation, ArcGIS, PCI…

1.4.4. Phương pháp phân tích lý hóa hc đất trong phòng thí nghim

15 phẫu diện chính, 20 phẫu diện phụ (40 phẫu diện thăm dò) thu thập ngoài thực địa tại huyện Thạch Thất được phân tích tại Phòng phân tích công nghệ môi Trường thuộc trường Đại học Nông nghiệp I bằng các phương pháp phân tích sau:

1. PHKCL: Đo bằng pH Metter

2. OM (%): Phương pháp Walkley – Black 3. N (%): Phương pháp Kelhdal

5. K2O (%): Phá bằng HF và đo bằng quang kế ngọn lửa 6. P2O5 (mg/100g đất): Phương pháp Oniani

7. K 2O (mg/100g đất) Phương pháp mátloova 8. Cation Ca++ (mg/100g đất): Complexon

9. Cation Mg++ (mg/100g đất) Chiết bằng NH4 Ac, tỷ lệđất/ nước = 1/20 10. Dung tích hấp thụ (CEC - mg/100g đất): NH4 CH3 COO

11. Phân tích Thành phần cơ giới (ống hút Robinson)

Xác định mực tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Xác định nhu cầu thông tin, thu thập,cập nhật dữ liệu

Phân tích đặc điểm các nhân tố thành tạo đất Phân tích các quá trình hình thành đất đặc trưng của khu vực Khảo sát điều tra tổng hợp Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các thời kỳ Kết quả phân tích chỉ tiêu lý hóa của đất GĐ1 GĐ2 P.tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2005 P.tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 Xây dựng hệ thống phân loại đất khu vực nghiên cứu Lập bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 Phân tích đặc điểm các loại đất trong khu vực nghiên cứu

Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững

Dự báo xu thế sử dụng đất giai đoạn 2010-2020

CHƯƠNG 2.

ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ, CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG HUYỆN THẠCH THẤT TP HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm các nhân tố hình thành đất huyện Thạch thất

2.1.1. V trí địa lý

Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm phía Tây TP Hà Nội, có tọa độ địa lý từ: 20o58’23” đến 21o06’10” vĩ độ bắc và 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ đông.

Huyện Thạch thất có ranh giới tiếp giáp với các địa phương như sau: Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ

Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai

Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn Phía Tây giáp huyện Ba Vì và Thị xã Sơn Tây

Trung tâm kinh tế - hành chính của huyện cách quận Hà Đông 25km, cách trung tâm ThủĐô 20km về phía Đông nam, cách Thị xã Sơn Tây khoảng 13 km.

Về mặt kinh tế, Thạch Thất có vị trí thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như quận hà Đông và các quận nội thành của thủđô Hà Nội, thị xã Sơn Tây, trên địa bàn có khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc Gia đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị phía tây Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Huyện Thạch Thất hiện đang là thị trường đầu tư trọng điểm và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Thạch thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị

lân cận. Đây là đặc điểm cần chú ý trong quy hoạch sử dụng đất đai.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành hành chính cấp xã, trong đó có các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình mới chuyển về huyện Lương Sơn (Năm 2008). Các xã này có địa hình đồi núi thấp, phong cảnh đẹp, quỹđất còn dồi dào là tiềm năng lớn để

phát triển các khu đô thị sinh thái, các khu du lịch…

2.1.2 Địa cht, địa hình

a. Địa chất

Đá mẹ là nguyên liệu đầu tiên của quá trình hình thành đất, là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất bắt đầu ngay từ khi đá mẹ bị phong hóa bởi các quá trình ngoại sinh. Thành phần của đá mẹ bởi thế quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ

giới của đất, cũng như phản ánh tính chất hóa học, lý học của đất. Đất có tuổi càng trẻ

thì chịu sựảnh hưởng của đá mẹ càng lớn. Khu vực nghiên cứu thuộc các hệ tầng sau: Hệ tầng Viên Nam (T1vn) có thành phần chủ yếu là các sản phẩm của hoạt

động núi lửa phun trào phân bố ở vùng gò đồi phía tây huyện Thạch Thất, gồm 2 tướng: tướng phun noorlaf tuf aglomearattrachyt porphyr, riolit, dáit porphyr, và tướng phun trào: đá bzan, porphyr, tù bazan, andesitobazan.

Hệ tầng Tân Lạc (T1otl): gồm đá cuội kết, cát kết, bột tuf phớt tím, bột kết, đá phiến sét đen, đá vôi, đá vôi tuf màu đỏ.

Điệp Cò Nòi (T1cn) gồm đá cát kết, bột kết, cuội kết, đá vôi, đá phiến sét, bazan ở khu vực núi Tản Viên có đá phun trào Bazan. Sông Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì do sông Hung và sông Gian hợp lại chảy qua các khối đá tướng amphibolit có xen lẫn migmatit

Đá phiến sét, bột kết tuf, lớp kẹp cát kết tuf và thấu kính đá vôi, 30m; b) bột kết, đá phiến sét, thấu kính phun trào mafic, 30m; c) cát kết tuf, bột kết, 100m; d) bột kết, lớp kẹp cát kết, 150 m; e) đá phiến sét, bột kết và lớp kẹp cát kết, 35m; f) sét vôi,

đá vôi sét, lớp kẹp bột kết và đá phiến sét, 100 m.

Hệ tầng Sông Bôi (T2-3sb), chủ yếu lộ ra ở của xã Bình Yên và ở xã tiến Xuân Hệ Tầng Hà Nội (Q13hn) gồm có phần đáy là lớp cuội, cuội tảng, bột cát sét mầu vàng: phần giữa và trên là cuội sỏi , cát sét bị laterit hóa.

Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp) Trầm tích của các tầng Vĩnh Phúc nằm trên bề mặt các thềm cao 8-15m. thành phần gồm sét, bột sét, cát vàng, thấu kính cuội, phần trên sét caolin bị laterit hóa cho mầu loang lổđỏ.

Hệ tầng Hải Hưng (Q11-2hh) các trầm tích biển vũng vịnh, sông biển và bãi bồi cao của sông hình thành trong thời kỳ biển tiến phân bố ở phía đông Hòa Lạc, thành phần có sét bột và xám đen.

Hệ tầng Thái Bình (Q23 tb) Các trầm tích tích sông phân bố dọc dòng chảy cổ

và hiện đại trầm tích thuộc tướng sông gồm cát, bột, sét màu xám nâu; tướng sông hồ đầm lầy gồm bột, sét, tàn tích thực vật.

Về cấu trúc địa chất: khu vực nghiên cứu nằm ở phía tây nam của đứt gãy sông Hồng với lớp vỏ lục địa được hình thành vào Triat muộn (T3), Đại trung sinh tiếp tục vận động nâng tạo núi trong kainozoi và giai đoạn tân kiến tạo- kiến tạo hiện đại. Do

đó khu vực nghiên cứu có cấu trúc thẳng đứng từ cổ đến trẻ có thể bắt gặp các tầng cấu trúc Mezozoi (MZ). Các thành tạo Kainozoi chủ yếu là các trầm tích đệ tứ (Q) và thường gặp chủ yếu dưới dạng các sản phẩm vỏ phong hóa.

b. Địa hình

Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình đồi núi thấp: bao gồm 3 xã phí tây, giáp với tỉnh Hòa Bình (mới chuyển về huyện Lương Sơn Hòa Bình), chiếm 29% diên tích toàn huyện, độ dốc địa hình tuy không lớn nhưng so với các vùng khác trong huyện là lớn hơn nhiều. Giữa những dãy đồi núi thấp là cánh đồng khá rộng, nơi sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đồi núi thấp xen với các cánh đồng tạo cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch, đô thị sinh thái …

Hình 2.2. Bản đồ mô hình sốđộ cao khu vực phía tây huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội

+ Dạng địa hình gò đồi thoải: bao gồm 9 xã phía tây huyện, bên bờ phải sông Tích, chiếm 45% diên tích toàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của vùng này từ 10 - 15 m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp thoải, độ dốc trung bình 3-80

đã hình thành nhiều hồ thủy lợi nhỏ và vừa, lớn nhất là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20- 30 cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: gồm 11 xã, thị trấn phía đông của huyện, bên bờ

phải sông Tích, chiếm 23 % diên tích toàn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình dao động trong khoảng từ 3-10m so với mặt biển. Nền địa chất khu vực này khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, một số có nơi xuất hiện đá ong ở

tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương tưới nước của từ hồ Đồng Mô. Khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

2.1.3. Khí hu, thy văn

a, Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên có những nét chung của khí hậu khu vực này, đó là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Tuy nhiên do những nét riêng về địa hình mà khí hậu cùng có những nét riêng. Khu vực có sự phân chia hai mùa rõ rệt: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10): nóng, ẩm, mưa nhiều; mùa đông (từ

tháng 11 đến tháng 3) có tính chất khô, lạnh, ít mưa (các số liệu được lấy từ trạm khí tượng thuỷ văn Sơn Tây).

18 20 22 24 26 28 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h 18h 19h 20h 21h 22h 23h 24h 1h 2h 3h 4h 5h 6h 7h 8h Điểm 1 Điểm 2 Hình 2.3. Đồ thị biến trình ngày của nhiệt độ (đv: oC)

Do đặc điểm địa hình nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi thấp xuống

đồng bằng, phía Tây Bắc bị chắn bởi núi Ba Vì, phía Tây Nam bị chắn bởi núi Viên Nam mà khí hậu vùng này chịu ảnh hưởng nhiều của vùng núi Hòa Bình, Phú Thọ ở

phía Tây. Ảnh hưởng quan trọng nhất là đối với chếđộ mưa: địa hình núi này đều có tác dụng chắn gió làm tăng lượng mưa rõ rệt cảđối với gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Vùng núi Hòa Bình - Phú Thọ có tác dụng làm biến đổi ít nhiều hướng gió và tính chất của gió trên lãnh thổ Hà Tây. Về mùa đông, hướng gió chung là Đông Bắc của luồng gió mùa mùa đông bị lệch về phía Tây Bắc, ở những nơi trũng có điều kiện tù đọng không khí lạnh, nhiệt độ thấp hơn đồng bằng rõ rệt. Về mùa hạ, trong những trường hợp có gió tây thổi. Tóm lại Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng khí hậu chính cụ thể như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4oC, trong năm nhiệt độ

thấp nhất trung bình 13,7oC (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ

trung bình trên 37,5oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1680 giờ, năm cao nhất 1700 giờ, năm

Một phần của tài liệu Khử phân kỳ hồng ngoại của bài toán tán xạ trong điện động lực học tt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)