2.3.1. Hệ thống phân loại đất khu vực nghiên cứu
Trên cở sở: Hệ thống phân loại đất Việt Nam được sử dụng cho xây dựng bản
đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/100.000; Đề tài đã tiến hành nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của từng loại đất, khảo sát ngoài thực địa, nghiên cứu hình thái học đất, phân tích định lượng các chỉ tiêu lý hóa học đất khu vực huyên Thạch Thất, TP Hà Nội làm cơ sở
xây dựng hệ thống phân loại đất huyện Thạch Thất ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000 như sau:
Bảng 2.2. Hệ thống Phân loại các loại đất khu vực huyện Thạch Thất
STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu diện tích tự nhiên (%) 1 Đất phù sa không được bồi hàng năm Pk 6,004.70 32.53 2 Đất dốc tụ thung lũng D 798.55 4.33 3 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 3,119.67 16.90 4 Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ Fp 5,004.91 27.11 5 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiên sét Fs 1,410.46 7.64
6 Đất đỏ vàng phát triển trên đá ryolit Fa 1,809.77 9.80
Tổng diện tích 18.148.06 98,02%
Ta thấy rằng quá trình tương tác giữa nền tảng của vật chất rắn, địa hình, nguồn dinh dưỡng từđá mẹ với đặc điểm khí hậu địa phương và các hoạt động nhân sinh của
con người đã tạo nên lớp vỏ thổ nhưỡng của huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội. Trong 6 đơn vị đất nêu trên thì đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm diện tích lớn nhất 32,53% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong khi đó đất dốc tụ chiếm diện tích nhỏ nhất 4.33% tổng diện tích tự nhiên.
2.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng khu vực huyện Thạch Thất
1. Đất phù sa không được bồi (Pk) – Dystric Fluvisols (FL.d)
Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) có diện tích 6004,70 ha, chiếm 32,53% tổng diện tích tự nhiên của cả huyện. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Loại đất này hình thành trên trầm tích aluvi tuổi Halocen muộn hệ tầng Thái Bình. Loại đất này phân bố tại khu vực đồng bằng thấp, trũng. Phân bố chủ yếu tại khu vực phía đông khu vực nghiên cứu, nằm bên hữu ngạn sông Tích Giang, ở các xã Đại Đồng, Phú Kim, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch xá, Phùng Xa, Cần Kiệm, Kim Quan và 1 phần nhỏ tại các xã Tân Xã, Hạ
Bằng, Đồng Trúc.
Đất phù sa không được bồi hàng năm là loại đất không được ngập nước hàng năm nên không được bồi tích. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Độ dốc cấp I, Tầng dầy phổ biến đạt cấp 1. Phẫu diện đất bao gồm 3 tầng đất điển hình:
Tầng 1 (0-21 cm): có mầu xám nâu, hơi ẩm. Độ rễ 15 -20 %, thành phần cơ
giới hơi xốp, kiến trúc hạt nhỏ ( tỷ lệ cát vật lý = 70,3%, sét vật lý = 29,7%), mùn trung bình (OM = 2,84%), đất chua nhiều (pHKCl = 4,71), hàm lượng đạm trung bình (N = 0,17%), hàm lượng lân trung bình (P2O5 = 0,09%), đất giàu kali (K2O = 0,67%), lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 8,21 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo (P2O5 = 7,35 mg/100g). đất có dung tích hấp thụ thấp (CEC = 10,21 meq/100g).
Tầng 2 (21-67 cm), đất có màu xám vàng, hơi ẩm, đất hơi xốp, kiến trúc nhỏ, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình (tỷ lệ cát = 67,5%, sét = 32,5%), đất chua nhiều (chua hoạt tính pHKCl = 4,23), hàm lượng đạm rất nghèo (N = 0,05%), hàm lượng lân ở mức khá (P2O5 = 0,12%), hàm lượng kali ở mức nghèo đến trung bình (K2O = 0,15%), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 8,12 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức rất nghèo (P2O5 = 1,71 mg/100g), đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 7,813 meq/100g).
Tầng 3 ở độ sâu 67-110cm, đất có mầu xám vàng nhạt, hơi ẩm, đất chặt. Kiến trúc hạt nhỏ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình.
Nhìn chung phần lớn đất có tầng dày đất tốt, hầu hết phân bố trên địa hình
đồng bằng, bằng phẳng, có nhiều nơi là vùng trũng, độ cao thấp, tại những nơi này thường xuyên bị úng ngập nên quá trình glây phát triển khá mạnh, diện tích đất phù sa không được bồi bị glây hóa ở nhiều mức độ khác nhau, chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất phù sa không được bồi. Diện tích bị glây mạnh là 522,43ha, diện tích glây trung bình là 918,72ha, diện tích bị glây nhẹ là 189 ha.
2. Đất dốc tụ thung lũng (D) – Dystric Fluvisols (FL.d)
Đất dốc tụ thung lũng phân bố ở địa hình đồi núi tại các thung lũng, các vàn thoải. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ các các sản phẩm từ bên trên mang xuống. Tầng đất thường lẫn sỏi đá, thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến trung bình, một số nơi địa hình trũng, thường xuyên bị ngập nước có dấu hiệu bị glây.
Tầng 1 sâu 0-22cm, đất có mầu nâu vàng, đất ẩm, thành phần cơ giới nhẹ, đất chặt vừa, đất ít chua (độ chua hoạt tính pHKCl = 6,35), hàm lượng đạm trung bình (N = 0,18%), hàm lượng lân cũng ở mức trung bình khá (P2O5 = 0,10%), hàm lượng kali từ
nghèo đến trung bình (K2O = 0,06%), hàm lượng kali trao đổi trung bình (K = 8,1 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu trung bình (P = 7,9 mg/100g).
Tầng 2 (22-45cm): đất có mầu nâu, đất ẩm, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ đến trung bình (tỷ lệ cát vật lý = 70,7%, sét vật lý = 28,3%), đất hơi chua (độ chua hoạt tính pHKCl = 6,15), hàm lượng đạm nghèo (N = 0,10%), nghèo lân (P2O5 = 0,06%), rất nghèo kali (K2O = 0,36 %), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K = 3,1 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo (P2O5 = 2,8 mg/100g).
Tầng 3 (45-85 cm): Về đặc điểm hình thái học, đất có mầu nâu hơi sẫm, đất
ẩm, ít rễ cây xuất hiện. Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất nghèo mùn. Đất hơi chua (độ chua hoạt tính pHKCl = 5,90), hàm lượng đạm rất nghèo (N = 0,06%), rất nghèo lân (P2O5 = 0,02%), rất nghèo kali (K2O = 0,30 %), hàm lượng kali trao đổi rất nghèo (K = 2,2 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo (P2O5 = 3,4 mg/100g)
3. Đất Ferralit biến đổi do trồng lúa nước (Fl) – Dystric Ferric Acrisols (ACfd)
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu có diện tích 3.119,55ha, chiếm 16.90% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất được hình thành nền đá phiến sét, phù sa cổ do bị canh tác lúa nước lâu đời nên đất bị biến đổi sâu sắc về tính chất lý hóa học, lớp đất canh tác bị xáo trộn kèm theo sự di chuyển vật
trung bình, dung tích hấp thụ và hàm lượng mùn trung bình, thường nghèo đạm và nghèo hàm lượng cation kali trao đổi và lân dễ tiêu. Đất có tầng dày mỏng, phân hóa thành 3 tầng phẫu diện.
Tầng 1 sâu 0-10cm, đất có mầu nâu vàng, đất ẩm, kiến trúc hạt mịn, đất chặt, thành phần cơ giới đất thịt trung bình (tỷ lệ cát vật lý = 63,9%, sét vật lý = 36,1%), đất chua vừa (độ chua hoạt tính pHKCl = 4,72), hàm lượng đạm trung bình (N = 0,19%), hàm lượng lân cũng ở mức trung bình (P2O5 = 0,07%), hàm lượng kali từ nghèo đến trung bình (K2O = 1,33%), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 5,1 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở ngưỡng nghèo (P2O5 = 6,11 mg/100g), đất có dung tích hấp thụ thấp (CEC = 8,17 meq/100g), hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,32%).
Tầng 2 (10-20cm): đất có mầu vàng đỏ, rất ẩm, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình (tỷ lệ cát vật lý = 69,7%, sét vật lý = 30,3%), đất chua vừa (độ chua hoạt tính pHKCl = 4,95), hàm lượng đạm rất nghèo (N = 0,08%), nghèo lân (P2O5 = 0,02%), rất nghèo kali (K2O = 0,09 %), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 2,31 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức rất nghèo (P2O5 = 2,38 mg/100g), dung tích hấp thụ của đất rất thấp (CEC = 5,31 meq/100g), hàm lượng mùn thấp (OM = 1,24%).
Tầng 3 (20–50 cm): Vềđặc điểm hình thái học, đất có mầu đỏ vàng, đất rất ẩm, không thấy rễ cây xuất hiện. vềđặc tính vật lý, thành phần cơ giới thịt nặng, đất nghèo mùn (phẫu diện điển hình tại thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm). Đất phần lớn có tầng dày cấp 1, tuy nhiên do thường xuyên bị ngập nước nên phần lớn diện tích đấy bị Glây chiếm 86,8% (2228,34ha) diện tích đất ferralit bị biến đổi do trồng lúa.
Nhìn chung đất ferralit biến đổi do trồng lúa nước nghèo dinh dưỡng, phần lớn diện tích được sử dụng trồng chuyên màu hoặc một vụ lúa, hoặc một vụ mầu với cây rau, mầu như lạc, đậu tương, khoai có giá trị kinh tế thấp.
4. Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp) - Ferric Acrisols (ACf)
Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 5.004,77 ha, chiếm 27,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phân bố chủ yếu trên thềm sông tuổi Pleistosen muộn muộn thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc, hệ tầng Hà Nội thuộc khu vực các xã Kim Quan, Cần Kiệm, Thạch Hòa, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ do sông suối bồi đắp nên loại đất này chủ yếu có tầng dày cấp II, cấp III, một số ít khu vực có tầng dày cấp I. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình, trong đất thường xuất hiện cuội sỏi xen kẽ, xuất hiện kết von ở tầng đất nông (25-30 cm), đất phân tầng rõ ràng.
Tầng 1 (0-28 cm): đất có mầu nâu vàng, đất mát, kiến trúc hạt nhỏ, đất rất chặt, mịn, độ đá lẫn 5-10 %, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ (tỷ lệ cát vật lý = 76,1%, sét vật lý = 23,9%), đất có hàm lượng mùn thấp (OM = 1,53%). Vềđặc tính hóa học, đất chua nhiều (độ chua hoạt tính pHKCl = 4,15), đất rất nghèo đạm (N = 0,09%), nghèo lân (P2O5 = 0,05%), nghèo kali (K2O = 0,13%), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 0,23 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng rất nghèo (P2O5 = 2,71 mg/100g). Về khả
năng hấp thụ, đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 7,91 meq/100g);
Tầng 2 (28-77cm): đất có mầu vàng nâu, đất mát, kiến trúc cục > 1cm, đất rất chặt, mịn, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ (tỷ lệ cát vật lý = 79,9%, sét vật lý = 20,1%), đất có hàm lượng mùn thấp (OM = 0,9%), có kết von hạt nhỏ kích thước 2- 3mm, độ kết von khoảng 30%. Vềđặc tính hóa học, đất chua nhiều (độ chua hoạt tính pHKCl = 4,25), đất rất nghèo đạm (N = 0,05%), nghèo lân (P2O5 = 0,01%), rất nghèo kali (K2O = 0,08%), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 0,16 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng rất nghèo (P2O5 = 0,87 mg/100g). Về khả năng hấp thụ, đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 4,36 meq/100g);
Tầng 3 (> 78 cm): đất có mầu nâu đỏ, đất mát, kiến trúc hạt cục > 1cm, đất chặt, mịn, có kết von >1cm, độ kết von > 70%).
5. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs) - Ferric Acrisols (ACfd)
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) có diện tích 1.410,46 ha, chiếm 7,64% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét phân bố rộng rãi trên địa hình bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - sườn tích - lũ tích, thuộc hệ tầng Tân Lạc, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Tung, Yên Bình, Tiến Xuân, Bình Yên, Tân xã, Hạ
Bằng, Thạch Hòa. Hiện nay người dân đang sử dụng làm nơi quần cư, canh tác lúa nước, trồng cỏ cho chăn nuôi và trồng cây hàng năm. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất cho tầng dầy cấp 1, cấp 2 hình thành chủ yếu trên sản phẩm của đá trầm tích phiến sét, phẫu diện đất phân 3 tầng
điển hình.
Tầng 1 (0-20 cm): đất có mầu nâu hơi vàng, đất ẩm, đất chặt, kiến trúc hạt vừa, không xuất hiện đá lẫn, thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng (tỷ lệ
cát vật lý = 60,6%, sét vật lý = 39,4%), đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,32%). Đất chua nhiều (độ chua hoạt tính pH = 3,91), đất rất nghèo đạm (N =
0,05%), hàm lượng lân ở mức nghèo đến trung bình (P2O5 = 0,05%), đất giầu kali (K2O = 0,95%), đất có hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 6,39 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng rất nghèo (P2O5 = 6,11 mg/100g), đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 7,21 meq/100g).
Tầng 2 (21-40 cm): đất có mầu vàng xám, đất ẩm, đất chăt vừa, kiên trúc hạt nhỏ, mịn, thành phần cơ giới đất thịt nặng (tỷ lệ cát vật lý = 52,8%, sét vật lý = 47,2%), hàm lượng mùn thấp (OM = 1,21%), đất chua nhiều (độ chua hoạt tính pHKCl
= 4,21), đất nghèo đạm (N = 0,12%), nghèo lân (P2O5 = 0,02%), giầu kali (K2O = 1,07 %), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 2,73 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức rất nghèo (P2O5 = 1,72 mg/100g). Về khả năng hấp thụ, đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 7,21 meq/100g).
Tầng 3 (40-70 cm): đất có mầu nâu, đất ẩm, đất chặt, xốp, kiên trúc hạt nhỏ, thành phần cơ giới đất thịt trung bình, nghèo mùn, tỷ kệ kết von 5-10 % (Phẫu diện
điển hình tại xóm Nhòn xã Tiến Xuân).
6. Đất đỏ vàng trên đá Riolit (Fa) - Ferric Acrisols (ACfd)
Đất đỏ vàng phát triển trên đá magma axít ryolit (Fa) có diện tích 1.809,77 ha, chiếm 9,8 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất phát triển trên đá phun trào ryolit, hình thành trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt tích tụ coluvi – deluvi thuộc hệ tầng Viên Nam, phân bố chủ yếu ở các xã đồi núi Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân. Phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trồng rừng sản xuất, một phần canh tác cây ăn quả. Đất đỏ vàng phát triển trên đá ryolit phun trào, tập trung trên dạng địa hình sườn bóc mòn nên có độ dốc khá cao, cấp IV, cấp V, một số ít cấp III, đất phân 3 tầng điển hình.
Tầng 1 (0-17 cm): đất có mầu nâu vàng, khô, đất xốp, kiên trúc hạt vừa 1-3 mm, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ (tỷ lệ cát vật lý = 76%, sét vật lý = 24%), đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,01%), đất chua nhiều (độ chua hoạt tính pHKCl = 3,87), đất rất nghèo đạm (N = 0,09%), hàm lượng lân trung bình (P2O5 = 0,08%), đất rất giầu kali (K2O = 1,33%), hàm lượng kali trao đổi nghèo (K2O = 6,32 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng rất nghèo (P2O5 = 4,16 mg/100g), khả năng hấp thụ kém,
đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 7,3 meq/100g);
Tầng 2 (17-48 cm): đất có mầu vàng nâu, hơi ẩm, đất hơi xốp, kiện trúc hạt vừa, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình (tỷ lệ cát vật lý = 70,2%, sét vật lý = 29,8%), đất có hàm lượng mùn thấp(OM = 1,12%), đất chua nhiều (độ chua
hoạt tính pHKCl = 4,21), đất rất nghèo đạm (N = 0,02%),nghèo lân (P2O5 = 0,03%), rất nghèo kali (K2O = 0,06%), hàm lượng kali trao đổi ở mức nghèo (K2O = 1,99 mg/100g), hàm lượng lân dễ tiêu cũng ở mức rất nghèo (P2O5 = 1,0 mg/100g). Về khả
năng hấp thụ, đất có dung tích hấp thụ rất thấp (CEC = 2,9 meq/100g);
Tầng 3 (49-110 cm): đất có mầu vàng hơi nâu, đât khô, đất chặt, kiến trúc hạt nhỏ, thành phần cơ giới đất thịt nhẹđến trung bình.
CHƯƠNG 3.
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000-2010, DỰ BÁO XU HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN THẠCH THẤT TP HÀ NỘI