Các quá trình hình thành đất

Một phần của tài liệu Khử phân kỳ hồng ngoại của bài toán tán xạ trong điện động lực học tt (Trang 42 - 45)

Ta thấy rằng sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, bản chất của quá trình hình thành đất là sự thống nhất đấu tranh giữa tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật. Mâu thuẫn cơ bản giữa hai vòng tuần hoàn này là sự rửa trôi vật chất của và tích lũy vật chất hữu cơ của tiểu tuần hoàn sinh vật. Song hai vòng tuần hoàn này lại có mối liên hệ mật thiết với nhau và không thể thiếu. Vì vậy cơ sở của quá trình hình thành đất là đại tuần hoàn địa chất, còn bản chất của quá trình hình thành đất là tiểu tuần hoàn sinh vật.

Với mỗi một khu vực có vị trí địa lý cụ thể, với các điều kiện tự nhiên và hoạt

động sử dụng đất của con người đặc trưng sẽ tương ứng có các quá trình hình thành

đất đặc trưng cho khu vực. Từđó các loại đất được hình thành cũng mang dấu ấn của lãnh thổ. Trên cơ sở phân tích này, ta thấy huyện Thạch Thất có các quá trình hình thành đất chủ yếu sau:

ƒ Quá trình feralit hóa;

ƒ Quá trình mùn hóa và khoáng hóa;

ƒ Quá trình Glây;

ƒ Quá trình bồi tụ;

2.2.1. Quá trình feralit hóa

Quá trình feralit là quá trình hình thành phổ biến nhất ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, nhờ tác động trực tiếp của nhiệt độ cao và ẩm nhiều cũng như tác

động mạnh của thực vật mà khoáng nguyên sinh và ngay vả một số khoáng thứ sinh bị

phá hủy.

Đất feralit là nhóm đất mà SiO2 và các chất bazơ bị rửa trôi còn oxít sắt và oxít nhôm được tích lũy lại tương đối hoặc tuyệt đối. Đồng thời với sự tích lũy đó thì các hợp chất dễ tan (Ca2+ , Mg2+, Na+, K+) trong đất bị rửa trôi. Chính vì thế khi quá trình feralit phát triển đất trở nên chua dần. Sự có mặt của các hydroxit nhôm, sát hóa trị

- Chất hữu cơ trong đất có tốc độ phân giải nhanh tạo thành mùn chua fulvic. - Chât khoáng bị phá hủy thành keo set kaolinit. Sét có tỷ lệ SiO2/Al2O3≤ 2 - Bazơ, SiO2 bị rửa trôi, oxít sắt, oxít nhôm được tích lũy tuyệt đối và tương đối. - Hình thái phẫu diện thường có tầng tích tụ, trong tầng này thường có kết von, đá ong

đó là hiện tượng tích lũy sắt nhôm tuyệt đối. Cường độ của quá trình feralit phụ thuộc vào:

+ Khí hậu và độ cao so với mặt nước biển. Càng lên cao quá trình feralit xảy ra càng yếu. + Đá mẹ: cùng vùng gò đồi nhưng quá trình feralit phát triển mạnh ở đá macma kiềm hay trung tính còn đá macma chua thì yếu hơn.

+ Tuổi của đất: tuổi càng nhiều thì mức độ feralit càng mạnh

Ta thấy địa hình của khu vực nghiên cứu ở dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng nên đồi núi thấp và gò đồi. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho quá trình feralit phát triển. Khu vực núi thấp và đồi gò là nơi thuận lợi cho quá trình feralit phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng trong khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá nhiều khoảng 50% tập trung chủ yếu ở các xã phía tây của huyện.

2.2.2. Quá trình mùn hóa và khoáng hóa

Quá trình mùn hóa và quá trình khoáng hóa thực chất là quá trình biến đổi và tích lũy chất hữu cơ trong đất được thể hiện qua phản ứng hóa học có sự tham gia tích cực của vi sinh vật. Đây là quá trình phức tạp và được tóm tắt như sau:

Sản phẩm mùn hóa và hợp chất mùn Xác hữu cơ

Quá trình khoáng hóa

Quá trình mùn hóa

Sản phẩm khoáng hóa: Muối khoáng (NO3-, CO2-3 ,

SO42- ,PO3-4 ), CO2, H2O…

Khoáng hóa Mùn hóa

N2 khí quyển

(VSV ) (VSV )

a, Quá trình mùn hóa

Sự phân hủy xác hữu cơ trong đất và tạo thành chất mùn là quá trình sinh học phức tạp được thể hiện với sự tham gia của vi sinh vật, động vật, đất, oxy và nước. Xác của thực vật xanh sẽđược phân hủy bởi vi sinh vật và một phần bị biến đổi thành chất hữu cơ cao phân tử phức tạp - đó là các mùn axit. Quá trình biến đổi các sản phẩm phân giải chất hữu cơ thành chất mùn gọi là quá trình mùn hóa.

Như vậy, quá trình biến đổi xác hữu cơ thành chất mùn bao gồm quá trình phân giải chất hữu cơ ban đầu, tái tổng hợp thành các chất sống trong cơ thể vi sinh vật và cả quá trình mùn hóa tạo thành các hợp chất mùn trong đất. Những chất mùn này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng ở trong đất trong quá trình mùn hóa, ngoài vai trò chủ đạo của vi sinh vật đất và xác thực vật rơi rụng trong đất nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên khác như chếđộ nhiệt, chếđộ ẩm, điều kiện địa hình, thành phần cơ học và tính chất lý hóa học của đất. Bên cạnh đó còn có sự tác động của con người.

b, Quá trình khoáng hóa

Quá trình khoáng hóa là quá trình phân hủy và biến đổi chất hữu cơ thành chất vôc cơ nhờ sự tham gia của các vi sinh vật.

Quá trình khoáng hóa diễn ra trong điều kiện thoáng khí có đầy đủ oxy trong

đó các vi sinh vật háo khí đóng vai trò chủđạo tạo ra các sản phẩm oxy hóa hoàn toàn gồm các muối khoáng NO3- , HCO3- … cùng với H2O và CO2. Quá trình này gọi là quá trình khoáng hóa hoàn toàn. Trong điều kiên thiếu oxy do ngập nước, hoặc do sinh vật háo nước phát triển nhanh sủ dung hết oxy trong đất. Quá trình này bên cạnh những sản phẩm bị oxy hóa hoàn toàn còn tạo ra môt lượng lớn những chất khử.

2.2.3. Quá trình Glây

Quá trình glây phát sinh ở đất quá ẩm thường xuyên hay từng thời kỳ (ruộng lúa nước, đất thụt, lầy…)

Đất glây có mầu sắc đặc biệt: Xanh, xám xanh hay xanh lục nhạt do mầu sắc những chất tạo nên bởi Fe++ kết hợp với silic, nhôm,… và có những vệt gỉ sắt thường thấy theo đường rễ cây. Đất glây thường bị mất cấu trúc, chặt chứa nhiều chất độc,

ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá loại cây trồng.

Trong khu vực nghiên cứu, đất glây phân bố chủ yếu ở các xã địa hình đồng bằng, những nơi trồng lúa hai vụ, phân bốở phía đông khu vực nghiên cứu.

2.2.4. Quá trình bi t

Quá trình tụ là hiện tượng các trầm tích được hình thành trên địa hình cao,

được di chuyển và lắng đọng xuống các vùng có địa hình thấp hơn do các dòng nước thường xuyên hay dòng nước tạm thời tạo ra các lòng sông suối các bãi bồi và thềm sông ở các thung lũng triền sông tạo thành đất phù sa được bồi hoặc không được bồi.

Đất phù sa khác nhau về thành phần cơ giới và đặc điểm lý hóa sinh học do tốc

độ chảy của các sông, thành phần của những đá mẹ nằm dọc theo lưu vực sông và các quá trình xảy ra trong đất. Chiều dày của lớp phù sa có mức độ khác nhau từ vài chục cm đến hàng chục mét. Quá trình bồi tụở khu vực nghiên cứu chủ yếu diễn ra ở ven sông Tích Giang. Mức độ bồi tụ vẫn diễn ra khá mạnh ở những đoạn uốn khúc.

Một phần của tài liệu Khử phân kỳ hồng ngoại của bài toán tán xạ trong điện động lực học tt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)