Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Tài liệu lý luận và phương pháp dạy học đại học (Trang 32 - 33)

Tâm lý học cho rằng, con người chỉ tích cực tư duy khi họ rơi vào hoàn cảnh có vấn đề, khi họ phải tìm cách thoát khỏi tình huống bế tắc trong nhận thức hoặc trong cuộc sống thực tế.

Hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh khi con người phát hiện các mâu thuẫn trong lý thuyết hay thực tế, với phương pháp tư duy cũ, tri thức và kinh nghiệm cũ không thể giải quyết nổi, làm cho họ rơi vào trạng thái tâm lý đặc biệt, trạng thái thôi thúc đi tìm ra cách giải quyết. Từ đây nảy sinh lý thuyết dạy học nêu vấn đề.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học, trong đó giảng viên tạo ra tình huống có vấn đề, mâu thuẫn, đưa sinh viên vào trạng thái tâm lý phải tìm tòi khám phá, từ đó giảng viên hướng dẫn, khích lệ sinh viên tìm cách giải quyết.

Mấu chốt của phương pháp dạy học nêu vấn đề là sưu tầm được các tình huống xung đột, mâu thuẫn thực tế, phù hợp với nội dung bài giảng, chuyên ngành, làm cho sinh viên cố gắng tìm cách giải quyết.

Có nhiều loại tình huống có vấn đề giảng viên cần khai thác sử dụng:

+ Tình huống không phù hợp với quan niệm thông thường, trái với kinh nghiệm đã có. + Tình huống mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế, giữa thực tế nơi này với nơi kia. + Tình huống xung đột, đối nghịch nhau.

+ Tình huống lựa chọn phương án.

+ Tình huống đột biến, sự kiện phát triển nhanh khác thường.

+ Tình huống giả thuyết, tình huống dự đoán, giả định cần phải chứng minh.

Trên cơ sở tạo dựng các tình huống, giảng viên dẫn dắt sinh viên giải đáp bằng các phương án sau:

+ Giảng viên nêu mâu thuẫn, đưa mâu thuẫn tới điểm đỉnh và sau đó thuyết trình tháo gỡ vấn đề.

+ Tổ chức cho sinh viên thảo luận tìm cách giả quyết và giảng viên giúp sinh viên khẳng định kết quả.

+ Tổ chức cho sinh viên làm các thí nghiệm chứng minh hay bác bỏ tình huống.

Đích cuối cùng của dạy học nêu vấn đề là sử dụng tối đa trí tuệ của sinh viên và tập thể sinh viên, giúp họ tự lực tìm ra kiến thức, hình thành phương pháp tư duy linh hoạt, sáng tạo.

1.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan

Nhóm phương pháp dạy học trực quan là nhóm phương pháp dạy học giảng viên huy động các giác quan của sinh viên tham gia vào quá trình học tập, làm cho việc nhận thức trở nên cụ thể, dễ dàng và chính xác hơn.

Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng thu nhận thông tin của con người trong thực tế qua thính giác là 15%, qua thị giác là 20 %, đồng thời qua cả thính giác và thính giác là 25%, qua hành động có thể lên tới 75% thông tin. Do vậy trực quan đã trở thành một nguyên tắc dạy học quan trọng mà Cômenxki nhà giáo dục người Xéc gọi là “nguyên tắc vàng ngọc”.

Một phần của tài liệu Tài liệu lý luận và phương pháp dạy học đại học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w