Năm 2011 Lưu chuyển tiền thuần từ

Một phần của tài liệu bài phân tích báo cáo tài chính DLG (Trang 29 - 34)

II. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC LONG GIA LAI (2011-2013)

2012 Năm 2011 Lưu chuyển tiền thuần từ

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh 155346 -229417 -137465 Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động đầu tư -244666 -396307 -249750 Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính 165816 623432 378768

Qua số liêu trên ta thấy trong những năm gần đây, nguồn tiền chủ yếu của công ty là từ hoạt động đầu tư tài chính.Công ty cần lưu ý duy trì dòng tiền hoạy động tài chính ở một mức độ nhất định để tránh xảy ra rủi ro.

Khác với dòng tiền từ hoạt động tài chính, dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong vài năm trở lại đây liên tục âm. Với việc liên tục chi tiền để mua sắm xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác cùng với tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác trong khi nguồn thu từ hoạt động này lại rất nhỏ thì đay cũng là điều dễ hiểu. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã tăng trưởng mạnh từ -137465 triệu vnđ lên đến 155346 triệu vnđ. Đây là một sự tăng trưởng ấn tượng thể hiện Công ty đã có nguồn thu lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh

6. Phân tích đòn bảy tài chính

mô hình phân tích đòn bẩy 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm

% delta EBIT 0,0048 0,1315 -

% delta S 0,1215 -0,2468 -

DOL 0,0396 -0,5327 -

DFL 1,0000 1,0000 -

DTL 0,0396 -0,5327 -

DOL là mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh,chỉ số này để đo lường mức độ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu bán hàng do mức độ sử dụng đòn bấy kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta thấy ở năm 2012 DOL=-0,5327<0, điều này có nghĩa là sản lượng tiêu thụ k đủ bù đắp lượng chi phí cố định mà doanh nghiệp bỏ ra,dẫn đến doanh nghiệp bị lỗ vốn, tuy nhiên sang năm 2013 DOL=0,0396>0, điều này cho thấy công ty đã có sự điều chỉnh phương án đầu tư một cách hợp lý hơn.

7. Phân tích điểm lời lỗ

Năm

2013 Năm 2012

Điểm hòa vốn lời lỗ

1.526.28 5 1.138.99 4

Điểm hòa vốn tiền mặt

1.526.28 5 0,2 Điểm hòa vốn trả nợ 2.580.40 5 0,5

Doanh thu hòa vốn lời lỗ 1.526.28

5

1.138.99 4

Doanh thu hòa vốn tiền mặt

1.526.28 5 1.138.99 4

Doanh thu hòa vốn trả nợ

2.580.40 5 2.433.80 3 Doanh thu 801.079 714.305

Phân tích điểm hoà vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố địn, chi

phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ.

Đặt EBIT = lợi nhuận trước thuế và lãi ( lợi nhuận hoạt động). P = đơn giá bán

V = chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm (P– V) = lãi gộp

Q = số lượng sản xuất và tiêu thụ F = chi phí cố định

Doanh thu hòa vốn = ĐỊNH PHÍ / TỈ LỆ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ = -116891/((801079-862430)/801079)=108577

Nếu doanh thu vượt qua điểm hoà vốn thì sẽ có lợi nhuận, ngược lại nếu số doanh thu dưới mức hoà vốn thì công ty bị lỗ. Điểm hoà vốn doanh thu vừa xác định trên đây thể hiện doanh thu.

8. Mô hình chỉ số Z

Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5: X1 = tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản.

X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản.

X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ.

5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản.

Z = 1.2x1 + 1.4x2 + 3.3x3 + 0.64x4 + 0.999x5

Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ký hiệu Hệ số NĂM 201 1 NĂM 201 2 NĂM 201 3 X1 Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn)/Tổng tài sản 0,61 1 0,537 0,511 X2 Lợi nhuận chưa

phân phối/Tổng tài sản 0,01 5 0 0,001 X3 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản 0,05 6 0,055 0,05 X4 Vốn hóa thị trường/Tổng nợ phải trả. 0,3 0,59 6 0,536 X5 Doanh thu /Tổng tài sản 0,492 0,325 0,331 Z(2013) = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,999*X5 =1,2*0,511+1,4*0,01+3,3*0,05+0,64*0,536+0,999*0,331 =1,453 Z(2012)=1,533 Z(2011)=1,621

Từ bảng số liệu trên ta tính được hệ số Z của công CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC LONG GIA LAI qua 3 năm đều nhở hơn 1,8 và vào năm

2013 là 1,453, hệ số này nhỏ hơn 1,8 nên doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Cách tăng chỉ số Z cho công ty:

Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng Tài Sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu động – tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2, và X3 sẽ tăng theo.

Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ không tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số X4 - sẽ giảm xuống, chi phí lãi suất, và khấu hao cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của X2, X3 sẽ tăng lên. Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Tức là vốn lưu động sẽ tăng lên theo. Tử số X1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó. Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử số của chỉ số X5, và ảnh hưởng gián tiếp đến đến các tử số của X2, X3. Công ty nên hạn chế việc đầu tư vào tài sản cố định và nâng cao hiệu quả quản lý để có thể thu được các khoản nợ từ phía khách hàng.

Để tăng tử số X2, X3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh doanh chính của mình, hay đôi khi là từ những “phi vụ” kinh doanh không thường xuyên. Làm sao bán được nhiều hàng/dịch vụ , với giá chấp nhận được, quay vòng vốn nhanh…đó là những việc làm có tính sống còn mà công ty phải thực hiện.

Để làm tăng doanh số - tử số của X5, doanh nghiệp cần phải có tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Một điều

cần phải quan tâm là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3.

Công ty cần phải nâng cao tỷ lệ đầu ra so với giá mua đầu vào ở mức độ cho phép nhằm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu.

Trong những năm tới thì công ty cần phải có kế hoạch kiểm soát tốc độ chi phí, bằng cách giảm tồn kho nhằm giảm khỏan đi vay tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu bài phân tích báo cáo tài chính DLG (Trang 29 - 34)