II. Đặc trưng ngữ âm của từ ngữ địa phương Hậu Lộc
1. Hệ thống phụ âm đầu
1.1. Đặc điểm chung của phụ âm đầu
Phụ âm đầu là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ âm tiết nào của tiếng Việt, đồng thời nó cũng chiếm vị trí cố định ở đầu âm tiết.
Phụ âm đầu là một trong những thành phần chủ yếu của âm tiết, tương đối độc lập với những thành phân chính khác của âm tiết như
thanh điệu và vần. Nó có thể đứng trước mọi nguyên âm, mọi cách khép âm tiết và đi với mọi thanh điệu.
Trong tiếng Việt hiện nay, ở các địa phương khác nhau, cách phát âm một số phụ âm đầu vẫn chưa thống nhất. Hệ thống phụ âm đầu phản ánh vào chữ quốc ngữ là có số lượng âm vị tương đối đầy đủ hơn cả so với hệ thống phụ âm đầu đang tồn tại trong các phương ngữ hiện nay. Như vậy, có sự khác nhau trong hệ thống phụ âm đầu ở các phương ngữ, cả mặt số lượng âm vị lẫn chất lượng âm vị (tức là về tính chất ngữ âm của âm vị).
Sau đây là hệ thống phụ âm đầu ở Bắc Bộ (theo chuẩn chính tả) Bảng 1:
Bộ vị cấu âm
Phương thức
Môi Răng Lợi Tiền ngạc Ngạc Mạc Hầu tắc nổ hữu thanh b (b) d (đ) vô thanh p (p) t (t) C (tr) ch (ch) k (c,k) ? ( ) bật hơi th (th) Mũi m (m) n (n) nh (nh) ng (ng) khe xát hữu thanh v (v) z (d) Z (gi) G (g) vô thanh f (ph) s (x) S (s) X (kh) h (h) Rung r (r) bên l (l)
(Bảng Hệ thống phụ âm đầu được chúng tôi sử dụng theo GT Phương ngữ tiếng Việt của tác giả Hoàng Thị Châu)
Hệ thống này sẽ là cơ sở để chúng tôi đối chiếu để miêu tả được hệ thống phụ âm đầu trong từ ngữ địa phương Hậu Lộc.
Hệ thống phụ âm đầu ở Bắc Bộ không hẳn là kết quả của một sự tổng hợp trừu tượng mà nó cũng phản ánh cách phát âm trong thực tế. Cách phát âm này vào đầu thế kỷ XX đã phổ cập toàn Bắc Bộ. Những phụ âm tiền ngạc ở đây C, Z, S không quặt lưỡi như cách phát âm ở phương ngữ Trung và phương ngữ Nam: ṣ, ṭ , ẓ
1.2. Hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Hậu Lộc
Về cơ bản hệ thống phụ âm đầu trong từ ngữ địa phương Hậu Lộc có tương đối đầy đủ các âm vị như trên. Cụ thể như sau:
Hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ Hậu Lộc khá phong phú, gần như đầy đủ các phụ âm nêu ở bảng 1. Tuy nhiên có một vài sự khác biệt sau:
Thứ nhất, phụ âm tr (chữ viết) được phát âm rõ ràng là /ṭ/ quặt lưỡi như trong các vùng khác của phương ngữ Trung (trừ thổ ngữ Ngư Lộc, người Ngư Lộc phát âm tất cả “tr” thành “t”). Sự phát âm giống nhau giữ hai âm vị tr/ch như ở phương ngữ Bắc dẫn đến quá trình lẫn lộn hai âm vị thành một âm vị trong quá trình phát âm là điều rất ít gặp trong phương ngữ Hậu Lộc. Đặc biệt trong các thổ ngữ như Hoa Trường lại càng có sự phân biệt rõ ràng. Chúng tôi đã điều tra được qua các nhân chứng, cụ thể là anh Hà Văn Hải, thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, những từ như sau:
Bầu trời /b w ṭ j/ Trò chơi /ṭo C j/ Đánh chuyền /daỗ Cwien/ Thả trâu / ta ṭ w/
Để kiểm tra lại âm vị này chúng tôi đã thử cho những người dân ở đây viết chính tả (người trình độ thấp nhất là học hết bậc tiểu học), chưa có trường hợp nào có sự nhầm lẫn về chính tả. Điều này càng khẳng định rõ hơn về sự phân biệt giữa hai âm vị tr và ch.
Thứ hai, nếu như phương ngữ Trung thiếu phụ âm rung r, phát âm không rung lưỡi, lưỡi chỉ vỗ vào lợi, chưa chạm đến lợi nên chỉ tạo ra một phụ âm xát uốn lưỡi / z / thì trong thổ ngữ Ngư Lộc lại tồn tại một phụ âm rung hoàn toàn, giống như cách phát âm của miền duyên hải hạ lưu sông Hồng. Nhưng một số vùng khác trong địa phương Hậu Lộc lại có cách phát âm mang đặc trưng chung của phương ngữ Trung. Vị trí cấu âm / z / ngay sau chỗ tiếp giáp lợi và ngạc, có thể xếp vào những phụ âm tiền ngạc. Chúng tôi đã điều tra được qua các nhân chứng có cách phát âm phụ âm r rung hoàn toàn, cụ thể là trường hợp phát âm của cụ Nguyễn Văn Tất, 62 tuổi, xã Ngư Lộc như sau:
Tiếng địa phương Hậu Lộc Miền duyên hải hạ lưu sông Hồng
/di ra/ đi ra
/raw/ rau
/raw ru k/ rạo rực
Ở một số nhân chứng khác như cụ Phạm Thị Thanh, 68 tuổi, thôn Hoa Trường, xã Hoa Lộc và anh Hà Văn Hải, 35 tuổi, xã Hoa Lộc lại có cách phát âm âm r giống như cách phát âm của đa số các vùng trong phương ngữ Trung, tạo ra một phụ âm xát uốn lưỡi:
- rổ rá [zổ: zá] - rủi ro [zủj zo:]
Thứ ba, cũng giống như đặc điểm của phương ngữ Trung, trong phương ngữ Hậu Lộc cũng có thêm cấu âm quặt lưỡi, tức là lưỡi uốn cong và phía dưới của đầu lưỡi tiếp xúc hoặc là gần chạm ngạc (sau chỗ tiếp giáp lợi và ngạc): /ṣ/, /ṭ/ , /ẓ/. Sự khác nhau giữa /z/ và /ẓ/ không những về mặt ngữ âm học mà về cả giá trị âm vị học. Âm /ẓ/ở đây tương ứng với r của chính tả.
Ví dụ:
- trong trắng [ṭ oỗ ṭăỗ5 ] - sao sáng [ṣaw s aỗ5
] - rì rào [ẓi2 ẓaw2
]
Thứ tư, trong thổ ngữ Hoa Trường, Hậu Lộc còn lưu giữ lại phụ âm bật hơi [kh, ph], giống như trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Nếu như các vùng khác trong địa bàn Hậu Lộc đều có xu hướng xát hoá các phụ âm bật hơi thì chỉ riêng thổ ngữ Hoa Trường là là còn bảo lưu cách phát âm bật hơi mà ít chịu ảnh hưởng của các vùng xung quanh. Hơn nữa trong thổ ngữ Hoa Trường, có nhiều nét ngữ âm tương đồng với phương ngữ Nghệ Tĩnh hơn là phương ngữ Thanh Hoá. Điều này sẽ được miêu tả rõ hơn ở những phần phần sau.
Từ ngữ địa phương Hậu Lộc nhìn chung là có sự thống nhất với nhau về đặc điểm phụ âm đầu. Tuy nhiên một vài thổ ngữ nhỏ trong vùng cũng chứa đựng một số điểm khác biệt. Địa hình Hậu Lộc tiếp giáp Hoằng Hoá, Hà Trung và Nga Sơn, trong đó vùng tiếp giáp bao giờ cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của các vùng bên cạnh. Trên địa bàn Hậu Lộc nổi lên hai thổ ngữ có tương đối nhiều điểm khác biệt là Ngư Lộc và Hoa Lộc. Cả hai địa bàn này đều hoặc là hướng mặt ra biển đông hoặc là rất gần biển. Hai thổ ngữ này đều nằm về hướng đông. Như vậy, trong địa bàn Hậu Lộc có thể tạm chia thành 3 vùng thổ ngữ nhỏ hơn. Đó là thổ ngữ Hoa Trường, thổ ngữ Ngư Lộc và các vùng còn lại.
Thổ ngữ Hoa Trường mang nhiều nét tương đồng với phương ngữ Nghệ Tĩnh. Điều này không chỉ được cảm nhận bởi sự phát âm trực tiếp của người dân sử dụng thổ ngữ này bằng trực quan mà nó cũng được chứng minh bằng những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể.
Sau đây là các tiêu chí khu biệt âm đầu và sự thể hiện của các âm đầu trong phương ngữ Hậu Lộc:
a) Về phương thức: - Tiêu chí tắc/xát:
Trong tiếng Việt phổ thông theo chuẩn chính tả có sự đối lập giữa các âm tắc /b, d, t, t„, ṭ , c, k, m, n, t„, ɲ với các âm xát /f, v, s, z, l, ṣ , ẓ ,
, ﻻ , h/
- Tiêu chí tương liên về thanh tính giữa các âm vang và các âm ồn
- Tiêu chí tương liên hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn đã khu biệt các âm vị thành âm hữu thanh và các âm vô thanh
- Tiêu chí bật hơi khu biệt “t” và “th”
- Tiêu chí tính chất mũi khu biệt “m, n, nh, ng” với “l”
Như vậy về cơ bản xét theo các tiêu chí đối lập như trên thì trong phương ngữ Hậu Lộc đã có tất cả sự đối lập này. Lý do là trong phương ngữ Hậu Lộc có tương đối đầy đủ hệ thống phụ âm đầu so với phương ngữ Bắc. Ngoài ra còn có thêm 3 phụ âm quặt lưỡi /ṣ/, /ṭ/, /ẓ/ và một phụ âm rung đầu lưỡi /r/. Riêng phụ âm /ẓ/ chỉ xuất hiện trong thổ ngữ Hoa Trường, các thổ ngữ còn lại hầu như không có phụ âm này.
Cách phát âm / s/, /z / đầu lưỡi – răng trong một số xã của huyện Hậu Lộc như thị trấn, thị tứ và những vùng lân cận, đa số thường phát âm với đầu lưỡi – lợi.
Các âm vị quặt lưỡi ít gặp ở miền Bắc và hầu như chỉ tồn tại trong các tiếng địa phương ở miển Trung, miền Nam. Trong phương ngữ Hậu Lộc có sự tồn tại của các âm này nhưng không phải tất cả các thổ ngữ trên địa bàn đều có. Những thổ ngữ có xuất hiện các âm này, người dân ở đó thường phát âm với đầu lưỡi cong lên đến phía trên lợi, nơi tiếp giáp với ngạc cứng.
Ví dụ:
- trời / ṭ j / - trâu / ṭ w/ - trước / ṭu k/
Tương tự, /ṣ/ , /ẓ / cũng có cách phát âm như vậy. Ví dụ: - sáng sủa /ṣaỗ ṣwa/
- rỗi rãi /ẓoj ẓaj/
Người Hà Nội và ở nhiều địa phương miền Bắc không phân biệt
“ch/tr’’; “x/s”, “d, gi/r” , tất cả đều được phát âm với đầu lưỡi bẹt, có ít nhiều tính ngạc hoá. Trong phương ngữ Hậu Lộc có vùng chịu ảnh hưởng của cách phát âm này nhưng về đặc trưng chung trên toàn địa bàn thì xu hướng phát âm các cặp âm đối lập như trên không giống như trong phương ngữ Hà Nội, phương ngữ Bắc đã không còn ảnh hưởng. Xu hướng phát âm “mềm” hơn những phụ âm “nặng”, mang tính ngạc hoá không được thể hiện nhiều trong cách phát âm của người dân địa phương vùng Hậu Lộc. Đặc biệt, trong một số thổ ngữ như Hoa Trường, Nghi Lộc, Đa Lộc đều phát âm giống như những âm quặt lưỡi thực sự trong phương ngữ Trung.
Ngoài những âm quặt lưỡi như đã xem xét ở trên tình hình phát âm 2 phụ âm “kh, g-gh” cũng tương đối khác so với các vùng phương ngữ khác. Theo mô tả ngữ âm của các nhà ngữ âm học thì hai âm vị được cấu tạo với luồng không khí xát nhẹ vào mặt lưỡi sau và ngạc mềm. Trong thổ ngữ Hoa Trường “kh” được thể hiện như một âm tắc nhỏ ở đầu, nghĩa là giống như một âm bật hơi. Ngược lại đối với âm vị
“g” thì khác. Cũng có một âm tắc nhỏ ở đầu nhưng không bao giờ “g”
được phát âm thành một âm tắc thực sự như trong một số tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, tiếng Nga, có sự tồn tại của một âm “g” tắc hoàn toàn). Chỉ trong trường hợp đặc biệt như khi một người nào đó phát ra những âm gọi gà thì tình hình phát âm của “g-gh” có khác. Lúc này, những âm gọi gà cũng được xem là những âm tắc, tất nhiên chưa đến độ tuyệt đối nhưng cũng được xem là đặc biệt hơn so với những trường hợp phát âm khác. Đây chỉ là trường hợp tạo âm không điển hình và
không được đưa vào sử dụng trong giao tiếp hàng ngày nên tạm thời chỉ xem nó là một ví dụ để bao quát các trường hợp phát âm có thể xảy ra mà thôi.
Phụ âm “r” được phát âm trên toàn địa bàn Hậu Lộc cũng có nhiều khác biệt. Trong một số vùng thổ ngữ, khi phát âm phụ âm này đã mất đi cách phát âm rung lưỡi, thành phụ âm xát quặt lưỡi. Còn một số thổ ngữ như Nghi Lộc, Đa Lộc, Hoa Trường thì cách phát âm vẫn có khuynh hướng duy trì phụ âm [r] rung lưỡi.
Ví dụ:
- rạo rực - /ri raw/ - rung rinh - /ruỗ riỗ / - đi ra - /di ra/ - rỗi rãi - /roj raj/
Như vậy, nhìn chung hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Hậu Lộc có một số nét khác biệt với hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Một vài tiêu chí ngữ âm học đã có sự xê dịch thay đổi. Những tiêu chí được xem là chuẩn về âm vị học của một âm vị (phụ âm đầu) đã có sự biến thiên, nhất là trong các thổ ngữ. Người nghe bằng cảm quan trực tiếp vẫn nhận ra dó là phụ âm nào trong tiếng phổ thông nhưng đồng thời với đó là cảm nhận về sự khác biệt. Sự khác biệt này không đủ lớn để làm thay đổi hoàn toàn bản chất âm vị, biến nó trở thành một âm vị hoàn toàn khác, mà ở đây chỉ là sự biến đổi một số nét thứ yếu, làm cho nó khác đi nhưng về bản chất vẫn là nó. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của ngôn ngữ. Các âm vị chuẩn mà chúng ta thường lấy ra làm ví dụ là những âm vị
đã được trừu tượng hoá khỏi bối cảnh ngữ âm. Trong thực tế phát âm, chịu sự tác động của môi trường phát âm ít nhiều tính chất của âm vị đó đã bị thay đổi. Nếu thay đổi đến mức những nét khu biệt cũng mất đi thì nó sẽ trở thành một âm vị hoàn toàn khác. Nếu chỉ thay đổi một vài nét rườm thì âm vị đó vẫn tồn tại với tư cách là một biến thể trong một môi trường ngữ âm nhất định.
Trong phương ngữ Hậu Lộc cũng có một vài trường hợp âm vị được phát âm một cách khác hẳn, nó trở thành một âm vị hoàn toàn khác. Ví dụ như trường hợp người Ngư Lộc phát âm “tr” thành “t”, không có sự phân biệt “tr” và “t”, nhưng lại không có sự nhầm lẫn giữa “ch” và “tr” như trong phương ngữ Bắc. Chúng tôi đã điều tra được qua nhân chứng đại diện là chú Nguyễn Hải Nam, 45 tuổi, xã Ngư Lộc như sau:
Tiếng việt văn hoá Phương ngữ Hậu Lộc
Trời đẹp Tời đẹp
Quả trứng Quả tứng
Nhịn đói Nhịn tong (Những
người thường phải nhịn đói trước khi đi tàu xe để khỏi bị say xe thường có kinh nghiệm là không ăn gì cả. Người Ngư Lộc gọi trường hợp này là nhịn trong. Nhưng do phát âm không có sự phân biệt giữa “tr” và “t” nên nhịn trong phát âm thành nhịn tong) ...
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với phụ âm đầu “n” trong thổ ngữ Ngư Lộc. Người Ngư Lộc trong hầu hết các trường hợp phát âm đều phát âm phụ âm đầu “n” thành phụ âm đầu “l”. Ví dụ:
Tiếng Việt văn hoá Phương ngữ Hậu Lộc
Xóm làng xóm nàng
Đi làm đi nàm ...
Để có cái nhìn rõ hơn về hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Hậu Lộc chúng tôi xin đưa ra một số bảng thống kê. Sau đây là Bảng phụ âm đầu trong các thổ ngữ của phương ngữ Hậu Lộc:
Bảng 2: Hệ thống phụ âm đầu trong thổ ngữ Hoa Trường Bộ vị cấu
âm
Phương thức
Môi Răng Lợi Tiền ngạc Ngạc Mạc Hầu tắc nổ hữu thanh b (b) d (đ) vô thanh p (p) t (t) ṭ (tr) C (ch) k (c,k) ? ( ) bật hơi t„ (th) Mũi m (m) n (n) nh (nh) ng (ng) khe xát hữu thanh v (v) z (d) Z (gi) G (g) vô thanh f (ph) s (x) ṣ (s) X (kh) h (h) quặt lưỡi ẓ (r) bên l (l)
Bảng 3: Hệ thống phụ âm đầu trong thổ ngữ Ngư Lộc Bộ vị cấu
âm
Phương thức
Môi Răng Lợi Tiền ngạc
tắc