Trên công trình có hệ thống biển báo nội qui và khẩu hiệu an toàn lao động

Một phần của tài liệu “Lập biện pháp tổ chức thi công cho công trình dự án cho công trình trường THCS liên hòa – xã liên hòa – t x quảng yên– tỉnh QN (Trang 28 - 32)

- Tuyệt đối không được mang những chất dễ cháy, nổ vào khu vực công trình.

-Hệ thống chiếu sáng đầy đủ để phục vụ thi công vào ban đêm. -Công tác vệ sinh môi trường:

+Đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường.

+ Trong mặt bằng thi công bố trí hệ thống nước thải không cho chảy tràn nước bẩn xuống khu vực xung quanh.

nhân viên, thoát nước thải sử dụng hệ thống thoát nước chung của khu vực.

+ Khi thi công luôn duy trì các biện pháp tránh gây bụi, gây ồn ảnh hưởng tới khu vực xung quanh, thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp sau mỗi ngày làm việc.

+Xe vận chuyển vật liệu, phế thải phải được che bạt.

+ Đối với những công việc gây ra tiếng ồn lớn sẽ có biện pháp tổ chức thi công thích hợp để giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng tới sinh hoạt chung của khu vực.

+Sau khi hoàn thành công việc, toàn bộ lều lán không cần thiết, các vật liệu thừa, phế thải sẽ được chuyển ra khỏi công trình.

* Các quy định về an toàn trong thi công đào hố móng

- Để đảm bảo an toàn lao động trong công tác thi công đất hố móng tất cả cán bộ công nhân trước khi thi công đều được phổ biến các nội quy về an toàn. Hướng dẫn công nhân từng thao tác cụ thể, có độ chính xác cao.

- Đào đất thủ công công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ ( ủng, mũ ), khi nghỉ giải lao không đứng ngồi gần hố móng, khi lên xuống hố móng phải có thang.

-Các hố móng phải đào thành vát taluy hoặc làm kè tránh sập hố móng. * Công tác an toàn lao động trong khi thi công cốt thép và bê tông

-Đối với công tác cốt thép:

+ Công nhân khi gia công lắp dựng cốt thép phải được trang bị lao động, các máy cắt và uốn cốt thép phải được kiểm tra chạy thử trước khi sử dụng, khi vận chuyển lắp dựng cốt thép phải nhẹ nhàng không được va chạm mạnh làm biến dạng và gây mất an toàn lao động.

-Với thi công bê tông:

+ Máy bê tông phải được kiểm tra trước khi vận hành, công nhân phải được đào tạo và vận hành thành thạo, không cho công nhân không được đào tạo đứng sử dụng máy. Khi thi công công nhân phải mang bảo hộ lao động đầy đủ.

* Công tác an toàn lao động trong công tác xây

- Trước khi xây móng phải kiểm tra tình trạng vách đất, xem có dấu hiệu gì mất an toàn phải khắc phục ngay.

-Đưa gạch xuống hố móng bằng ván trượt, đưa vữa bằng ván nghiêng.

-Tất cả công nhân khi làm việc đều phải mang bảo hộ lao dộng đầy đủ. * Công tác an toàn khi sử dụng điện

- Các thiết bị sử dụng điện đều phải được nối đất và kiểm tra dây dẫn điện trước khi sử dụng

-Không được câu móc điện sử dụng không đúng mục đích.

B. PHẦN THÔ

1. Gia công và lắp dựng cốt thép cột

Cốt thép được gia công theo thiết kế tại xưởng của công trình theo tiến độ thi công. Việc gia công cốt thép tại xưởng theo phương án này sẽ khắc phục các sai sót, đảm bảo gia công chính xác theo yêu cầu thiết kế.

* Uốn và cắt cốt thép

- Gia công và cắt cốt thép bằng máy chuyên dùng, các thiết bị thi công gồm: máy cắt và máy uốn thép.

- Cắt và uốn thép được thực hiện bằng phương pháp cơ học không dùng phương pháp cắt nhiệt.

-Cắt và uốn phải phù hợp theo yêu cầu thiết kế. * Hàn cốt thép

- Khi hàn cốt thép cần đảm bảo bề mặt thép nhẵn không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ, không có bọt, không ngậm xỉ.

-Đảm bảo chiều dày và chiều cao đường hàn theo thiết kế. * Vận chuyển và lắp dựng cốt thép

- Vận chuyển đảm bảo không làm hư hỏng cốt thép, với thép dài phải dùng xe chở chuyên dùng và cốt thép được đưa lên công trình bằng thủ công phải đảm bảo không bị cong vênh.

- Khi lắp dựng cốt thép phải đảm bảo các bộ phận trước không gây ảnh hưởng đến bộ phận lắp dựng sau.

2. Công tác ván khuôn

* Yêu cầu chung:

-Ván khuôn, đà chống phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp không gây trở ngại cho công tác đầm và đổ bê tông.

- Ván khuôn khi ghép phải kín khít, không gây mất nước xi măng trong quá trình đổ bê tông.

-Ván khuôn và đà chống thi công phải định hình và tiêu chuẩn hóa, được lắp dựng đúng hình dáng, kích thước của kết cấu theo thiết kế.

* Lắp dựng ván khuôn

- Ván khuôn sử dụng là ván khuôn gỗ có kích thước phù hợp với kích thước mặt cột và được ghép lại từ nhiều tấm.

- Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông cần được chống dính để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tháo dỡ ván khuôn.

- Lắp dựng ván khuôn, đà chống và các bộ phận khác cần đảm bảo các điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và có thể di chuyển dần theo quá trình đổ và đông kết của bê tông.

- Trụ chống của đà giáo phải được đặt trên nền cứng, không bị biến dạng trong quá trình thi công.

3. Nghiệm thu ván khuôn và cốt thép

-Sau khi lắp dựng xong ván khuôn, cốt thép. Phải tiến hành kiểm tra tim cốt, kích thước hình học và so sánh với hồ sơ thiết kế, sau đó cùng với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và chủ đầu tư nghiệm thu kĩ thuật, chuẩn bị cho công tác đổ bê tông theo đúng TCVN 4453-95.

-Công tác lắp dựng cốt pha được thực hiện theo đúng TCVN 4453-95 -Trước khi đổ bê tông phải được nghiệm thu theo các điểm sau:

+ Cốt thép được lắp đặt theo đúng hồ sơ thiết kế ( đường kính, số lượng và vị trí)

+Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế. +Độ vững chắc của cây chống phải đảm bảo.

Một phần của tài liệu “Lập biện pháp tổ chức thi công cho công trình dự án cho công trình trường THCS liên hòa – xã liên hòa – t x quảng yên– tỉnh QN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w