Đồng hưởng lợi từ REDD và tránh gây tổn hạ

Một phần của tài liệu Chuyển động cùng REDD khái niệm và tổ chức thực hiện (Trang 61 - 63)

tổn hại

Phần 5

David Brown, Frances Seymour và Leo Peskett

5.1 Giới thiệu

Nội dung các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ quan tâm riêng đến giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Điều 2 của Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) tuyên bố rõ mục tiêu cuối cùng của Công ước là ổn định nồng độ khí hiệu ứng nhà kính trong khi sản xuất lương thực vẫn được đảm bảo và không bị đe dọa, và nền kinh tế vẫn phát triển bền vững. Phiên họp thứ 13 của Hội nghị các bên tham gia công ước (COP 13) tại Ba-li (Inđônêxia) tháng 12 năm 2007 (Quyết định 2- CT.13) đã công nhận REDD có thể thúc đẩy sự đồng hưởng lợi và bổ sung cho các mục đích, mục tiêu của các công ước và thỏa thuận quốc tế có liên quan và “nhu cầu của cộng đồng địa phương và bản địa cần phải được giải quyết trong quá trình thực thi REDD”.

Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu đã công nhận REDD có ý nghĩa vượt ra ngoài nội dung giảm phát thải khí các-bon. Báo cáo này mong muốn đề cập đến các khía cạnh đó một cách

rộng hơn nhằm làm rõ “tính đồng hưởng lợi” của REDD được thể hiện ở các nhóm nội dung đồng hưởng lợi như sau:

• Đồng hưởng lợi mang tính xã hội đi đôi với phát triển hỗ trợ người

nghèo;

• Bảo vệ nhân quyền và nâng cao quản trị nhà nước về rừng;

• Đồng hưởng lợi từ góc độ môi trường, đặc biệt là tăng cường bảo vệ đa

dạng sinh học, cải thiện chất lượng và mức độ sẵn có của tài nguyên đất và nước.

Tương ứng với mỗi nhóm đồng hưởng lợi nói trên, những nội dung đồng hưởng lợi và tránh gây tổn hại cho rừng mong muốn cần được xem xét theo phạm vi các phương án thiết kế REDD liên quan trực tiếp đến các vấn đề về:

• Các cơ hội và thách thức của sự phù hợp trực tiếp đối với các cuộc đàm

phán về cấu trúc toàn cầu của một thỏa thuận về REDD;

• Những tác động đối với việc thực thi REDD ở cấp quốc gia và cấp dưới

quốc gia.

REDD đang được đàm phán trong bối cảnh một số các thỏa thuận quốc tế và các công cụ liên minh đều công nhận tầm quan trọng của sự đồng hưởng lợi mang tính xã hội trong quản lý tài nguyên rừng. “Lộ trình Bali” đề cập về các công cụ đó trong “Hướng dẫn Chỉ thị” cho các hoạt động trình diễn cho rằng “cần đồng bộ với quản lý rừng bền vững, có tham chiếu những qui định liên quan của Diễn đàn lâm nghiệp Liên hợp quốc (UNFF), Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), và Công ước về Đa dạng sinh học” (Quyết định 2/CP.13-Phụ lục). Chẳng hạn Điều 20 của Công ước Đa dạng sinh học khẳng định rằng phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo là những ưu tiên hàng đầu và quan trọng bậc nhất đối với các quốc gia đang phát triển và hỗ trợ quốc tế cần được thay đổi cho phù hợp. Những công cụ ràng buộc không chính thức của Diễn đàn lâm nghiệp Liên hợp quốc được phản ánh trong các mục đích của nó là “nhằm tăng cường sự đóng góp của rừng vào việc đạt được những mục tiêu phát triển đã được quốc tế thoả thuận, trong đó gồm Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm nghèo và bền vững môi trường…” (Đoạn 2, Nguyên tắc 1). Cũng như các chính sách bảo vệ của các ngân hàng phát triển đa phương, những thoả thuận như vậy có thể cung cấp một tập hợp mới những tiêu chí quốc tế phù hợp với REDD.

Trong khi đó, có nhiều lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc duy trì REDD một cách giản đơn, theo đó việc nhấn mạnh quá mức về đồng hưởng lợi và các yêu cầu về chính sách bảo vệ có thể gây quá tải cho chương trình nghị sự và không khuyến khích đầu tư. Do vậy, trong quá trình thiết kế REDD cần phải xem xét sự đánh đổi tiềm tàng để đạt được tính hiệu quả các-bon, hiệu ích kinh tế và công bằng.

Phần 5 Làm thế nào để cùng đồng hưởng lợi từ REDD và tránh gây tổn hại?

5.2 Đồng hưởng lợi đối với giảm nghèo và tăng cường bình đẳng tăng cường bình đẳng

Vấn đề đặt ra có nên và bằng cách nào để mục đích đồng hưởng lợi mang tính xã hội có thể trở thành nhân tố trong thiết kế và thực hiện REDD đã đưa đến những tranh luận nóng bỏng. Có hai dòng quan điểm của những người hưởng ứng lồng ghép REDD vào hệ thống biến đổi khí hậu toàn cầu. Một số người lập luận rằng vì mục đích chính của REDD là giải quyết biến đổi khí hậu chứ không phải là giảm nghèo, nên quan điểm thích hợp phải là “không làm hại” tới người nghèo9. Còn số người ủng hộ phương án “vì người nghèo” lại lập luận rằng REDD sẽ không thành công trừ khi có được sự đồng hưởng lợi. Nhóm này cho rằng tính pháp lý và hiệu quả của REDD phần lớn xuất phát từ khả năng nâng cao phúc lợi cho người nghèo đang sống phụ thuộc vào rừng và hỗ trợ phát triển ở một số khu vực nghèo nhất trên thế giới. Những lập luận ủng hộ phương án vì người nghèo thường rất đa dạng và có tính thuyết phục.

Một phần của tài liệu Chuyển động cùng REDD khái niệm và tổ chức thực hiện (Trang 61 - 63)