1 Ghi chú: từ viết tắt “REDD” được sử dụng không nhất quán trong các cuộc tranh luận như chính hàm ý rõ ràng của tiêu đề “suy thoái rừng”, kể cả trong các tài liệu của UNFCCC Chẳng hạn, Hội nghị
2.4 Đầu vào, sự phát thải và cách tiếp cận dựa vào trữ lượng các-bon
vào trữ lượng các-bon
Một vấn đề cốt lõi trong thiết kế tổng thể của REDD liên quan đến cơ sở cho việc cấp tín chỉ phát thải các-bon. Câu hỏi đặt ra là: Liệu việc chi trả nên được thực hiện dựa trên cơ cở đầu vào cần thiết để đạt được một kết quả cụ thể, hay chỉ cần dựa theo kết quả (đầu ra) thực tế? Hai hướng tiếp cận này được gọi là phương pháp tiếp cận dựa vào đầu vào và phương pháp tiếp cận dựa vào đầu ra.
Theo phương pháp tiếp cận dựa vào đầu vào, thì việc chi trả là có điều kiện đối với đầu vào được giả định là sẽ tạo được một kết quả (đầu ra) theo mong muốn, thế nhưng người ta không thể đo đầu ra một cách trực tiếp được. Phương pháp này được nói tới như là “các chính sách và biện pháp” (PAM). Những ví dụ về PAM trong REDD bao gồm cải cách quyền sử dụng đất và thực thi luật về rừng, hoặc áp dụng tập quán sử dụng đất để đảm bảo có được một đầu ra mong muốn, chẳng hạn như làm thế nào để khai thác gỗ mà giảm được các tác động…
Theo phương pháp tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra, thì việc chi trả là có điều kiện dựa theo đầu ra. Có hai hình thức đo đếm theo phương pháp này là dựa vào phát thải và dựa vào trữ lượng. Theo phương pháp dựa vào phát thải (hoặc dựa vào dòng) thì chỉ có những thay đổi ròng của trữ lượng các-bon trong những khoảng thời gian cụ thể thì mới được sử dụng để tính toán các tín chỉ phát thải. Theo phương pháp dựa vào trữ lượng thì việc thanh toán dựa theo tổng trữ lượng các-bon của một khu rừng trong một giai đoạn cụ thể, tức là theo các cấp độ tuyệt đối chứ không phải theo những thay đổi phát thải.
Từ các quan điểm về tính hiệu quả và hiệu năng, thì các phương pháp dựa theo đầu ra được ủng hộ nhiều hơn phương pháp tiếp cận dựa theo đầu vào bởi vì chúng trực tiếp gắn kết chi trả với các dịch vụ được cung ứng. Tuy nhiên, đối với phương pháp này thì đầu ra phải mang tính chất đo đếm được - một yêu cầu không phải lúc nào cũng khả thi. Trong vài trường hợp, hệ thống quản trị và các thể chế chưa có đủ để có thể áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở đầu ra. Ở một số tình huống khác, các phương pháp hiện tại có thể gây trở ngại đến phương pháp tiếp cận dựa vào đầu ra như trong trường hợp suy thoái rừng.
Phương pháp tiếp cận dựa vào phát thải đã được áp dụng trong Nghị định thư Kyoto, nên khi áp dụng nó đối với REDD thì cũng là một bước tự nhiên. Thực tế, ngay bản thân thuật ngữ REDD cũng đã ngụ ý tập trung vào sự phát thải. Tuy nhiên, những người ủng hộ phương pháp tiếp cận dựa vào trữ lượng lại biện luận rằng chính phương pháp này mới có khả năng đảm bảo
được hiệu quả các-bon lớn hơn (theo Trung tâm nghiên cứu Woods Hole - WHRC và Viện nghiên cứu môi trường Amazon – IPAM, 2008; Terrestrial
Carbon Group, 2008) và mức độ sẵn lòng chi trả của khối tư nhân cũng lớn hơn (theo Trung tâm luật phát triển bền vững quốc tế - CISDL và Viện chính sách công toàn cầu – GPPI, 2007). Những người đề xuất cũng nêu lên những thách thức về phương pháp luận liên quan đến các cách tiếp cận dựa vào sự phát thải (nhất là về các mức độ tham chiếu, kiểm soát sự rò rỉ, và sự công bằng (để xem xét cho nỗ lực trước đây của quốc gia trong việc bảo tồn rừng).
Mặc dù cách tiếp cận dựa vào trữ lượng có thể tránh được một vài vấn đề có tính rủi ro của cách tiếp cận dựa vào phát thải, nhưng phương pháp tiếp cận dựa vào phát thải vẫn có những lợi thế về mặt hiệu quả. Các thị trường các-bon toàn cầu đang nổi lên thường chú trọng vào buôn bán giảm phát thải. Duy trì lưu trữ các-bon tự thân không thể tạo ra các tín chỉ phát thải, và vì vậy loại bỏ cơ hội trực tiếp xâm nhập thị trường thoả thuận nhằm tài trợ các hoạt động REDD4.
Nguyên tắc chung của một cơ chế hiệu quả là phải nhằm vào vấn đề đang hiện hữu càng trực tiếp càng tốt. Phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở phát thải tốt hơn các phương pháp tiếp cận dựa vào trữ lượng hoặc dựa vào đầu vào. Một rủi ro căn bản của phương pháp tiếp cận dựa vào trữ lượng là các khoản chi trả lớn có thể được thanh toán cho những khu vực rừng không bị đe dọa, do vậy sẽ làm “loãng” các khoản tài trợ sẵn dành cho các khu rừng đang bị đe dọa và hạ thấp đi tính bổ trợ.