Định nghĩa và nguyên nhân suy thoái rừng

Một phần của tài liệu Chuyển động cùng REDD khái niệm và tổ chức thực hiện (Trang 52 - 53)

Đo đạc và giám sát suy thoái rừng

4.2Định nghĩa và nguyên nhân suy thoái rừng

Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 9 (COP 9) của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), suy thoái rừng được định nghĩa (có tính công thức) là sự “mất rừng dài hạn trực tiếp do con người gây ra (tồn tại dai dẳng trong X năm hoặc lâu hơn) với ít nhất Y% trữ lượng các-bon (và các giá trị từ rừng) kể từ thời điểm (T) và không đủ tiêu chuẩn (để quy vào) mất rừng” (IPCC, 2003a). Tuy nhiên, tiến tới một thỏa thuận về quy trình thực hiện giám sát, báo cáo và thẩm định suy thoái rừng lại vẫn rất khó khăn (Penman, 2008) vì khó xác định được X (mất rừng dài hạn trực tiếp do con người gây ra), Y (tỷ lệ phần trăm trữ lượng các-bon rừng) và diện tích rừng tối thiểu phải được đo đạc. Mỗi yếu tố bị ảnh hưởng bởi các hoạt động gây ra suy thái rừng và đặc điểm sinh thái của từng loại rừng cụ thể. Theo GOFC-GOLD (2008), những hoạt động phổ biến gây ra suy thoái rừng ở các vùng rừng nhiệt đới gồm có:

• Khai thác gỗ chọn lọc

• Cháy rừng ở các vùng rừng thưa và xảy ra trên diện rộng • Khai thác lâm sản phi gỗ và khai thác củi đun

• Đốt cây lấy than, chăn thả gia súc, đốt lửa dưới tán rừng và du canh.

Đối với hoạt động khai thác gỗ có chọn lọc, đã có một số nghiên cứu phân tích tác động của hoạt động này đối với mất sinh khối rừng và thời gian cần thiết để phục hồi tái sinh lại rừng. Phần lớn các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vùng rừng nhiệt đới ẩm. Nghiên cứu khác cũng cho thấy khai thác củi từ những vùng rừng khô thường gây ra suy thoái rừng nhiều hơn so với khai thác gỗ thương mại (Skutsch và Trines, 2008). Đây là phát hiện

Một phần của tài liệu Chuyển động cùng REDD khái niệm và tổ chức thực hiện (Trang 52 - 53)