C:
2.4.1. Kiến trúc GPON
Hình 2.9: Mô hình mạng điển hình của một hệ thống GPON
OLT (Optical Line Terminal) là thiết bị kết cuối kênh quang đặt tại điểm chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ. Đây có thể được coi là thiết bị chuyển mạch quang với các giao diện quang Uplink là NxGE hoặc Nx10GE kết nối đến mạng MAN-E. Giao diện Downlink được gọi là các PON Port kết nối đến Splitter trước khi đến thiết bị đầu cuối khách hàng ONT.
ONT (Optical Network Terminal) là thiết bị kết cuối mạng quang đặt tại nhà khách hàng hoặc B-ONT đặt tại doanh nghiệp (Bussiness ONT). Phần mạng tồn tại giữa OLT và ONT được gọi là mạng phân phối quang (Optical Distribution Network - ODN).
Splitter là bộ chia thụ động (không sử dụng nguồn điện), có thể chia đến 1:128 và có thể được triển khai làm nhiều cấp, trong đó tối đa 2 cấp đối với mạng ODN (Optical Distribution Network) của VNPT Hà Nội.
GPON chỉ dùng một sợi quang (01 Fo) để truyền dữ liệu cho cả chiều Download và Upload do sử dụng 2 bước sóng khác nhau : bước sóng 1490 nm cho dữ liệu chiều Download, 1310nm cho dữ liệu chiều Upload.
Đối với chiều Download từ OLT xuống ONT, dữ liệu được mã hóa theo ID của ONT nhận và truyền theo phương thức Broadcast, tại một thời điểm tất cả các ONT đều nhận được dữ liệu từ OLT tuy nhiên chỉ có ONT có ID phù hợp mới giải mã được dữ liệu.
Đối với chiều Upload từ ONT lên OLT, dữ liệu được truyền theo phương thức đa truy nhập phân chia theo thời gian TDM (Time Division Multiplexing). ONT muốn truyền dữ liêu phải đăng ký với OLT để được cấp phát time-slot. OLT sẽ truyền tắn hiệu đồng bộ đến các ONT và chỉ định time-slot dành cho mỗi ONT.
Theo chu kỳ thời gian, ONT sẽ được phép truyền dữ liệu tại time-slot đã được OLT phân bổ.
Hình 2.10: TDMA-GPON