5. Kết cấu đề tài
3.1.1.4 Tiền gửi ngân hàng:
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch về số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
- Nếu cuối tháng chưa xác định nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo nợ, báo có hoặc bản sao kê.
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi. Công ty có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp đề thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán của công ty với khách hàng.
Những hàng hoá mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
3.1.9 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó giúp cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải đúng quy định về nguyên tắc trình tự lập, phương pháp cũng như cách trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự toán khả năng số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai nhằm để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền.
- Công ty phải phát huy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, phải thu hồi các khoản nợ mà các đại lý và khách hàng chiếm dụng.
- Qua bảng lưu chuyển tiền tệ ta thấy dòng tiền thu vào và chi ra của công ty thừa nên cần phải phát huy hơn nữa, công ty cần phải đầu tư mở rộng thị trường, xây dựng đội ngũ maketing vững mạnh, đầu tư vào quảng cáo để quảng bá sản phẩm để công ty ngày càng phát triển hơn.