Hình 3-1: Thông tin về ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
TiênPhongBank mong muốn trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng hoạt động bền vững, luôn tạo ra cơ hội và điều kiện tốt nhất để
khách hàng, cổđông và cán bộ nhân viên đạt được ước mơ về một cuộc sống tài chính hiệu quả và giản đơn.
Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), TiênPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại. TiênPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng cho mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả hơn. FPT là cổđông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trò quan trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng. Các khách hàng của TiênPhongBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư…nhờ các gói dịch vụ trọn gói của TiênPhongBank phối hợp với FPT. Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn của TiênPhongBank với số vốn góp 10%. Vinare góp phần quant rọng cho TiênPhongBank về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính.
Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn của TiênPhongBank với số vốn góp 4.76%. VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược
trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh
điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao. Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các khách hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.
SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore là cổ đông nước ngoài sở hữu 4,9% vốn
điều lệ của TiênPhongBank. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản.
TiênPhongBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước. Với số
lượng người sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, sự bùng nổ về
việc ứng dụng CNTT trong đời sống mọi mặt của người Việt Nam, chiến lược của TiênPhongBank là khai thác các ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ thống tích hợp nhằm mang tới những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú và tiện lợi tới đông đảo người dân Việt Nam.
Chỉ với một chiếc điện thoại di động hay một máy tính nối mạng, bạn đã có thể
sử dụng các dịch vụ của TiênPhongBank mà không nhất thiết phải tới các điểm giao dịch của ngân hàng. Với những khách hàng ưa thích cách giao dịch truyền thống, TiênPhongBank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch (PGD) và chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan. Trong năm 2008, TiênPhongBank đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, TiênPhongBank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, TiênPhongBank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại
Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của TiênPhongBank một cách tốt nhất.
TiênPhongBank cam kết mang lại một cuộc sống tài chính hiệu quả và giản đơn cho các thành viên liên quan:
Với khách hàng: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu quả tài chính cùng với sự thuận tiện và giản đơn khi tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ.
Với cổđông: là một tổ chức kinh tế hoạt động bền vững và hiệu quả mang tới cổ đông lợi ích kinh tế cao, đều đặn và dài hạn.
Với cán bộ nhân viên: là ngôi nhà thứ hai mang tới từng thành viên một cuộc sống sung túc và đẩy đủ về kinh tế và tinh thần. Với cộng đồng và xã hội: là tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủđộng tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, góp phần làm hưng thịnh quốc gia.
• Sứ mệnh - Tầm nhìn 1. Sứ mệnh
Mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.
2. Tầm nhìn
Là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có nền tảng hoạt động bền vững, luôn kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đông đạt được mơ ước về cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả
• Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Tiên Phong 1. Dịch vụ ngân hàng lõi - iFlex.
Hình 3-2: Phần mềm lõi, giải pháp iFlex.
Hình 3-3: Dịch vụ thanh toán qua điện thoại
3. Dịch vụ thanh toán qua Internet.
Hình 3-4: Dịch vụ thanh toán qua Internet
4. Dịch vụ thẻ.
Hình 3-5: Dịnh vụ thanh toán qua thẻ ATM
Khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin của người sử dụng hỗ trợ để các nhân viên của tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả công việc của mình có những quyết định hợp lý, tác nghiệp nhanh và quản lý thông tin tốt, nâng cao năng suất, thu được lợi nhuận cao, giúp cho tổ chức xác định, quản lý và điều hành các dự án, các nghiệp vụ
một cách hiệu quả và chính xác. Bên cạnh đó còn tích hợp dữ liệu và các siêu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Để đạt được những yêu cầu trên DWH sẽ là lựa chọn hiệu quả nhất giải quyết cho các bài toán.
1. Nâng cao chất lượng dữ liệu bằng các phương pháp làm sạch và tinh lọc dữ liệu theo những hướng chủđề nhất định.
2. Tổng hợp và kết nối dữ liệu.
3. Đồng bộ hoá các nguồn dữ liệu với DWH.
4. Phân định và đồng nhất các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tác nghiệp như là các công cụ chuẩn để phục vụ cho DWH.
5. Quản lí siêu dữ liệu.
6. Cung cấp thông tin được tích hợp, tóm tắt hoặc được liên kết, tổ chức theo các chủđề.
7. Dùng trong các hệ thống hỗ trợ quyết định DSS, các hệ thống thông tin tác nghiệp hoặc hỗ trợ cho các truy vấn đặc biệt.
3.2. Đặc tính của kho dữ liệu
Những đặc điểm cơ bản của Kho dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có những tính chất:
1. Tính nhất quán, tích hợp của thông tin. 2. Nguồn thông tin “Tin cậy”.
3. Khả năng chia sẻ thông tin, phạm vi chia sẻ thông tin. 4. Tốc độ lập báo cáo và phân tích dữ liệu.
5. Đa dạng hóa khả năng phân tích, đáp ứng sự thay đổi yêu cầu, chỉ tiêu phân tích.
6. Cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định điều hành, quản lý trong thời gian ngắn nhất.
7. Dữ liệu gắn thời gian và có tính lịch sử. 8. Dữ liệu có tính ổn định.
9. Dữ liệu không biến động. 10.Dữ liệu tổng hợp.
3.3. Hỗ trợ tích hợp dữ liệu
1. Đồng bộ dữ liệu với khối lượng lớn theo thời gian thực.
• Khả năng xếp thứ tựưu tiên các chuyển dịch dữ liệu và biến đổi dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu tới Kho dữ liệu đích.
• Hỗ trợ ghi nhận dữ liệu thay đổi đối với nhiều loại nguồn dữ liệu (thông qua các phân hệ nghiệp vụ).
2. Hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu.
• CSDL: Oracle, DB2/AS400, MS SQL, …
• File: Excel, XML, các loại tệp khác (thông qua FTP), …
• Messaging: JMS, MQ, Web Service, …
• Ứng dụng đóng gói: Oracle EBS, SAP, … 3. Kiến trúc giải pháp.
• Triển khai ngay trên CSDL đích.
• Không yêu cầu máy chủ trung gian cho tích hợp, làm sạch dữ liệu.
• Tận dụng được hiệu năng cao của các máy chủ CSDL đích.
3.4. Nội dung giải pháp kho dữ liệu, Ngân hàng Tiên Phong
Cho đến nay, ngành công nghiệp về xây dựng và triển khai các Kho dữ liệu đã có gần 20 năm phát triển và đã rất trưởng thành trên thị trường công nghệ thế giới. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kho dữ liệu, tôi nhận thấy Kho dữ liệu của bất kể một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển cũng như định hướng kiến trúc chung của các Kho dữ liệu khác trên thế giới. Do vậy, mô hình kiến trúc tổng thể Kho dữ liệu cho bài toán Tài chính, Ngân hàng đặc biệt trong việc xây dựng kho dữ liệu khách hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng sẽ tuân thủ mô hình kiến trúc tổng thể sau:
Hình 3-7: Kiến trúc tổng thể kho dữ liệu
Ngày nay, với mỗi một tổ chức đều có bộ máy hoạt động độc lập, việc hoạch
định chiến lược, xây dựng mua sắm trang thiết bị, trang bị cơ sở hạ tầng luôn phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho cả một tổ chức vận hành do vậy nhu cầu thông tin phục vụ
công tác quản lý, điều hành, ra quyết định tại mỗi tổ chức đặc biệt với hoạt động trong lĩnh vực ngành ngân hàng thì luôn có những đặc thù khác biệt, luôn mong muốn một mô hình hoạt động hoàn hảo, ổn định và đáp ứng đầy đủ cả vấn đề công nghệ thông tin và nghiệp vụ tác nghiệp.
Có thể nói hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì nguồn khách hàng luôn đem lại lợi nhuận chính của ngân hàng. Vì thế, khách hàng được xem như là nguồn nuôi dưỡng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu qua các nghiệp vụ tín dụng.
Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy định nghĩa đối tượng khách hàng cũng không giống nhau, đồng thời trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Căn cứ vào các tiêu chí và các điều kiện khác để tiến hành phân loại khách hàng là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp.
Sựđa dạng của nhu cầu thông tin, cùng với những yêu cầu báo cáo tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính lỗ/lãi, tài sản, tín dụng, nhân sự… cũng có tới hàng trăm, hàng nghìn bảng biểu trong các quy trình nghiệp vụ tài chính, ngân hàng. Tất cảđều được sử dụng phục vụ theo các đối tượng người sử dụng.
1. Lãnh đạo: Cần các thông tin tổng thể về hoạt động của ngân hàng, hỗ trợ quyết
định, hoạch định chính sách.
2. Các phòng ban chức năng: Tổng hợp, phân tích thông tin theo các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể.
3. Chi nhánh: Tình hình hoạt động của chi nhánh. 4. Khách hàng: Các thông tin hỗ trợ, tra cứu …
Bên cạnh đó còn phục vụ với các tiêu chí được phân loại: 1. Theo phân hệ nghiệp vụ:
• Tiền gửi. • Cho vay. • Thanh toán. • Kế toán nội bộ. • Nhân sự. • …
2. Theo tính chất thông tin:
• Thông tin tra cứu, chi tiết.
• Thông tin phân tích, tổng hợp. 3. Nguồn thông tin
• Bên trong tổ chức: từ các hệ thống nội bộ.
• Bên ngoài tổ chức: từ thị trường, đối tác. 4. Chu kỳ
• Định kỳ (ngày, tháng, quý …).
• Đột xuất.
3.4.1. Hiện trạng hệ thống Core Banking
1. Giải pháp ngân hàng lõi mà Ngân hàng TMCP Tiên Phong đang vận hành sử
các hệ thống máy chủ chạy trên nền tảng IBM AIX, được tích hợp với các hệ
thống sản phẩm Oracle.
2. Cặp máy chủ CSDL Core Banking thuộc dòng máy chủ Pseri 570, IBM AIX 64 bit được cài đặt và cấu hình trên công nghệ Cluster ware, cùng với nền tảng ứng dụng Oracle Database Enterprise Edition 10g.
3. Cặp máy chủứng dụng Internet, Mobile và ATM Banking thuộc dòng máy chủ
Pseri 55A, IBM AIX 64 bit được cài đặt và cấu hình với nền tảng ứng dụng Oracle iAS 10g. Được kết nối tới hệ thống SAN Switch qua thiết bị cáp quang. Từ hệ thống SAN Switch cũng được cấu hình kết nối tới các hệ thống Tape, Storage qua thiết bị cáp quang.
4. Máy chủ backup phục vụ cho các giao tác sao lưu định kỳ hàng ngày, hàng tuần.
Hình 3-9: Mô hình hiện trạng hạ tầng Ngân hàng TMCP Tiên Phong
5. Các tồn tại của hệ thống.
• Nhiều nhóm báo cáo chưa đầy đủ.
• Mới chỉ có nhóm: Báo cáo về huy động, cho vay. Chi phí hoạt động, dịch vụ và kết quả kinh doanh.
• Chưa có các nhóm báo cáo về: Quản lý tài sản (Gồm nhiều hạng mục như: Tiền, chứng khoán, nội dung phải thu, phải trả, hoạt động ngoại hối…..).
6. Chưa xây dựng được hệ thống báo cáo động theo các khối và chiều: Cơ bản mọi báo cáo hiện nay đều cố định hai chiều xoay: Khối kinh doanh và địa lý và ấn
định trên hầu hết các báo cáo, làm cho cách nhìn nhận chưa được linh động từ
mọi góc độ.
7. Đầu mục báo cáo còn ít và chỉ dừng ở các nội dung cơ bản.
Hình 3-10: Các phân hệ - hệ thống Core Banking
3.4.2. Hệ thống tác nghiệp
Các hoạt động tác nghiệp hiện nay mới chỉđáp ứng mức:
Hình 3-11: Hệ thống tác nghiệp.
1. Các hệ thống tác nghiệp.
• Đáp ứng các tra cứu, thống kê thông thường (về hoạt động của nội bộ
ngân hàng theo từng phân hệ nghiệp vụ).
• Thống kê định kỳ về các chỉ tiêu cơ bản: vốn huy động, cho vay, thanh toán, bão lãnh...
• Thống kê khác: chi phí phát sinh, số lượng giao dịch, giá trị…
2. Các hệ thống thông tin nội bộ (MIS): Đáp ứng một phần các nhu cầu phân tích thông tin với các tiêu chí đa dạng và phức tạp hơn.
• Phân tích thói quen gửi tiền: giá trị, kỳ hạn,..
• Ở mức kỳ hạn nào mang lại giá trị huy động vốn nhiều nhất.
• Hiệu quả hoạt động của các chinh nhánh, các phòng giao dịch.
• Hiệu của của sản phẩm, dịch vụ,… sự đóng góp vào tổng lợi nhuận, tài sản của ngân hàng.
3.4.3. Nhu cầu cho hệ thống tác nghiệp đa chiều
Một trong những nhu cầu tất yếu với hệ thống tác nghiệp đa chiều đối với kho dữ
liệu.
1. Việc xây dựng kho dữ liệu phục vụ đáp ứng nhu cầu phân tích thông tin đa chiều.
• Các phân tích sâu hơn và nhiều chiều hơn …, các báo cáo phân tích phức tạp với nhiều tiêu chí đan xen.
o Phân tích lợi nhuận (giá trị, tỷ suất) chi tiết đến từng chi nhánh.
o Phân tích lợi nhuận (giá trị, tỷ suất) chi tiết đến từng loại sản phẩm, dịch vụ.
• Phân tích trên một khoảng thời gian dài.
o Phân tích sự tăng trưởng về giá trị huy động vốn từ những khách hàng cá nhân trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2010.
• Những phân tích dự báo, có sự kết hợp với các nguồn dữ liệu bên ngoài.
o Những phân tích kiểu “what-if” ? (các kịch bản nào có thể xảy ra với từng tình huống cụ thể), ví dụ: tăng lãi suất.
o Dự báo nhu cầu vay vốn của một các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quý III/2010.
o Dự báo tổng giá trị huy động từ các khách hàng cá nhân khu vực Hà Nội.