Cho đến nay, ngành công nghiệp về xây dựng và triển khai các Kho dữ liệu đã có gần 20 năm phát triển và đã rất trưởng thành trên thị trường công nghệ thế giới. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kho dữ liệu, tôi nhận thấy Kho dữ liệu của bất kể một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển cũng như định hướng kiến trúc chung của các Kho dữ liệu khác trên thế giới. Do vậy, mô hình kiến trúc tổng thể Kho dữ liệu cho bài toán Tài chính, Ngân hàng đặc biệt trong việc xây dựng kho dữ liệu khách hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng sẽ tuân thủ mô hình kiến trúc tổng thể sau:
Hình 3-7: Kiến trúc tổng thể kho dữ liệu
Ngày nay, với mỗi một tổ chức đều có bộ máy hoạt động độc lập, việc hoạch
định chiến lược, xây dựng mua sắm trang thiết bị, trang bị cơ sở hạ tầng luôn phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho cả một tổ chức vận hành do vậy nhu cầu thông tin phục vụ
công tác quản lý, điều hành, ra quyết định tại mỗi tổ chức đặc biệt với hoạt động trong lĩnh vực ngành ngân hàng thì luôn có những đặc thù khác biệt, luôn mong muốn một mô hình hoạt động hoàn hảo, ổn định và đáp ứng đầy đủ cả vấn đề công nghệ thông tin và nghiệp vụ tác nghiệp.
Có thể nói hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì nguồn khách hàng luôn đem lại lợi nhuận chính của ngân hàng. Vì thế, khách hàng được xem như là nguồn nuôi dưỡng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu qua các nghiệp vụ tín dụng.
Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy định nghĩa đối tượng khách hàng cũng không giống nhau, đồng thời trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Căn cứ vào các tiêu chí và các điều kiện khác để tiến hành phân loại khách hàng là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp.
Sựđa dạng của nhu cầu thông tin, cùng với những yêu cầu báo cáo tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính lỗ/lãi, tài sản, tín dụng, nhân sự… cũng có tới hàng trăm, hàng nghìn bảng biểu trong các quy trình nghiệp vụ tài chính, ngân hàng. Tất cảđều được sử dụng phục vụ theo các đối tượng người sử dụng.
1. Lãnh đạo: Cần các thông tin tổng thể về hoạt động của ngân hàng, hỗ trợ quyết
định, hoạch định chính sách.
2. Các phòng ban chức năng: Tổng hợp, phân tích thông tin theo các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể.
3. Chi nhánh: Tình hình hoạt động của chi nhánh. 4. Khách hàng: Các thông tin hỗ trợ, tra cứu …
Bên cạnh đó còn phục vụ với các tiêu chí được phân loại: 1. Theo phân hệ nghiệp vụ:
• Tiền gửi. • Cho vay. • Thanh toán. • Kế toán nội bộ. • Nhân sự. • …
2. Theo tính chất thông tin:
• Thông tin tra cứu, chi tiết.
• Thông tin phân tích, tổng hợp. 3. Nguồn thông tin
• Bên trong tổ chức: từ các hệ thống nội bộ.
• Bên ngoài tổ chức: từ thị trường, đối tác. 4. Chu kỳ
• Định kỳ (ngày, tháng, quý …).
• Đột xuất.