BỊ VÀ HÓA CHẤT THĂNG LONG
3.1.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất Thăng Long.
Về cơ bản công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhập khẩu nói riêng của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Âu Châu tương đối thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu quản lý của cấp trên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Với mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác hạch toán, theo dõi phản ánh các biến động của tài sản và nguồn vốn đều tập trung tại phòng tài chính kế toán của công ty. Bên cạnh những thành công mà phòng kế toán đạt được vẫn còn một số vướng mắc còn tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện hơn.
3.1.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất Thăng Long. quả bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất Thăng Long.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán bán hàng tại công ty, về cơ bản em thấy công tác kế toán được thực hiện nghiêm túc, thực hiện và áp dụng các chính sách chế độ kế toán mới của Bộ tài chính, áp dụng hệ thống kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác kế toán đáp ứng được nhu cầu quản lý, giám đốc tài sản và tiền vốn của công ty.Với khối lượng nghiệp vụ rất nhiều nhưng phòng kế toán vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là kế toán công nợ, đáp ứng rất tốt yêu cầu quản lý của cấp trên.
Bên cạnh những thành tích trong công tác kế toán tại công ty vẫn còn một số tồn tại nhỏ, chưa hoàn toàn hợp lý dẫn đến thiếu chính xác. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại này, sau khi nghiên cứu và cân nhắc dựa trên những kiến thức em đã học ở
70
trường, em đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hơn công tác quản lý:
Giải pháp thứ nhất: công ty nên theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu là giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại cho khách hàng.
- Chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với số lượng lớn sẽ đẩy khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, giảm bớt hàng tồn kho. Công ty nên đặt ra chính sách tiêu thụ cho từng loại sản phẩm. Ví dụ: khách hàng mua 100 kính hiển vi Primostar được hưởng chiết khấu 5% tổng giá trị đơn hàng.
Phương pháp hạch toán các khoản chiết khấu thương mại:
Trong tháng khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại kế toán ghi: Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 131,...
Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản 5111, ghi:
Nợ TK 5111 – Doanh thu bán hàng và CCDV Có TK 5211– Chiết khấu thương mại
- Kế toán hàng bán bị trả lại là khoản tiền phải trả cho khách hàng tính theo doanh số của hàng đã bán nhưng bị khách hàng trả lại. Để phản ánh trị giá của hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng TK 531-hàng bán bị trả lại. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như TK 3331,TK156...
- Giảm giá hàng bán: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho khách hàng về các sản phẩm đã bán, đã ghi nhận doanh thu theo giá ghi trên hoá đơn như: phải giảm giá cho khách hàng vì lỗi thuộc về doanh nghiệp (hàng giao kém phẩm chất, sai quy cách) hoặc do khách hàng mua với khối lượng lớn doanh nghiệp giảm giá để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá
Tài khoản sử dụng: Để phản ánh khoản giảm giá hàng bán kế toán sử dụng TK 532- giảm giá hàng bán. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như:TK111,112,333
Giải pháp thứ hai: Kế toán nên mở thêm TK 159 “Các khoản dự phòng”. Việc
này giúp công ty ổn định tình hình tài chính, chủ động trong sản xuất kinh doanh Để tránh và giảm bớt những tổn thất xảy ra, công ty cần phải lập dự phòng các khoản sau:
71
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Gía vốn hàng bán
Có TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì phải hoàn nhập dự phòng số chênh lệch, kế toán ghi:
Nợ TK 1593: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Gía vốn hàng bán
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho năm tới Nợ TK 642
Có TK 139: “Dự phòng phải thu khó đòi” - Nếu công ty có quyết định xoá nợ cho khách hàng thì:
Nợ TK 642: Phần chưa lập dự phòng Nợ TK 139: Số dự phòng đã lập
Có TK 131: Số tiền phải thu của khách hàng Đồng thời nợ được sử lý được ghi bên Nợ TK 004
- Nếu sau này thu hồi được số nợ phải thu khó đòi trước đây đã xoá kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Số nợ thu được
Có TK 711
Đồng thời ghi: Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý
Giải pháp thứ ba: Công ty nên đa dạng các phương thức bán hàng để tăng hiệu
quả kinh doanh. Ngoài hai phương thức bán buôn và bán lẻ công ty đang áp dụng, công ty có thể thực hiện dưới các hình thức:
- Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm ở người mua một khoản lãi do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên,về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.
- Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực
72
tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
Giải pháp thứ tƣ: Công ty nên có một hệ thống hóa các mặt hàng mà công ty đang bán để theo dõi được tỉ mỉ, chi tiết. Mã hàng hóa có thể đặt như sau : Tên nhà cung cấp(viết tắt)- mã hiệu thân máy- phụ kiện – số hiệu phụ kiện
Ví dụ code hàng 201000281: Bộ bảo trì Acquyity PDA/TUV 2489/2998 PERF MAINT dùng cho hệ thống sắc ký lỏng (AAS01) của hãng Waters sẽ được ký hiệu như sau: W-AAS01-PK-201000281
Với mã hàng như trên, người quản lý có thể nhìn từ mã hàng để phân biệt được hàng hóa được nhập – xuất là hàng của hãng nào, phụ kiện hay thân máy…
Giải pháp thứ năm: Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá vốn hang xuất kho sang phương pháp thực tế đích danh cho phù hợp với thực trạng bán hang tại công ty, tránh sai sót khi hạch toán
Giải pháp thứ sáu: Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản chi phí theo từng yếu tố, cụ thể là sổ chi tiết các tài khoản chi phí mà công ty đã lập ra. Điều này giúp cho việc tổng hợp và phân loại các loại chi phí dễ dàng hơn, giúp cho người quản lý nắm bắt được khoản chi phí nào nhiều hay ít để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Giải pháp thứ bảy: Công ty nên đóng bảo hiểm thất nghiệp và chi phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên. Bào hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời cho những cá nhân bị mất việc mà không do lỗi của họ. Với tình hình biến động kinh tế hiện nay, khó có thể đảm bảo doanh nghiệp mãi đứng vững trên thị trường. Việc đưa thêm bảo hiểm thất nghiệp vừa có tác dụng tích cực đến việc kích thích người lao động gia tăng năng suất làm việc hiệu quả mà còn nhằm hỗ trợ, đảm bảo đến đời sống của họ mà còn thể hiện được sự quan tâm của mình đến nhân viên .
Tỷ lệ đóng bảo hiểm mới nhất năm 2015 trong đó có bảo hiểm thất nghiệp như sau
73
Bảng 3.1: T lệ các khoản trích theo lƣơng
Các khoản trích theo lương
Tính vào chi phí của doanh nghiệp
(%)
Trừ vào lương nhân
viên (%) Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. CPCĐ 2 - 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5
Việc thay đổi và thêm các khoản trích theo lương cũng sẽ làm thay đổi chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
74
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, nhu cầu cung cấp thông tin đảm bảo chính xác và độ tin cậy cao của các cấp quản lý đối với công tác kế toán ngày càng cao, do đó kế toàn cần xác định ngày càng phải hoàn thiện hơn công tác của mình nhằm đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của nhà quản lý. Đối với doanh nghiệp thương mại công tác kế toán ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động chung của công ty. Tình hình tài sản của công ty biến động liên tục, kế toán cần thực hiện tốt chức năng của mình, đảm bảo phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh trên chứng từ sổ sách.
Trong quá trình tìm hiểu công tác kế toán thực tế tại công ty cổ phần thiết bị và hóa chất Thăng Long em đã hoàn thiện bài luận văn của mình và có thêm được nhiều thực tế về những gì mình đã được học trong trường, thấy được yêu cầu của cấp quản lý đối với kế toán trong công tác kế toán. Đặc biệt em nhận thấy được rằng, không chỉ là hiểu rõ về bản chất của các nguyên tắc kế toán mà còn phải thực sự cập nhật được các chế độ kế toán mới bán hàng, các thông tư, hướng dẫn, cần phải cập nhật thường xuyên, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng và hoàn thành nghĩa vụ của mình với nhà nước.
Tuy vậy trong quá trình hoàn thành luận văn do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý của các Thầy cô và toàn thể cán bộ kế toán trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Hoa, cùng các cán bộ kế toán công ty cổ phần thiết bị và hóa chất Thăng Long đã cho em những góp ý và hưỡng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành bài luận văn này.
75