Đánh giá mức độ dự báo của hai mô hình: Mô hình quán tính hành vi và mô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUÁN TÍNH HÀNH VI TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

3. Kiểm định thị trường hiệu quả

4.2. Đánh giá mức độ dự báo của hai mô hình: Mô hình quán tính hành vi và mô

và mô hình Famma and French

Trong cuộc tranh luận về ưu thế của phương pháp tiếp cận hành vi- hợp lý, những nhà nghiên cứu trong khuôn khổ hợp lý cho rằng sự tiếp cận của họ trên một nền tảng vững chắc về khả năng kiểm chứng và khả năng dự báo tốt (ví dụ: Famma 1998, Contantinides 2002). Tuy nhiên, Brav và Heaton (2002) cho thấy, những nhà nghiên cứu dựa vào khuôn khổ hợp lý thì đã bỏ quả khả năng kiểm tra, mức độ dự báo trong hoàn cảnh biến động giá không hợp lý. Vì mô hình hợp lý có sự linh hoạt lớn để tạo ra sự hợp lý, đối với trường phái hợp lý, nó gần như là có thể giải thích những biến động bất thường, ngay cả khi sự giải thích mang tính chất hành vi có khả năng giải thích cao hơn.

Sự khác biệt lớn nhấttrong phương pháp tiếp cận của hai trường phái hợp lý và hành vi là hình thức của rủi rotrong mối quan hệ tỷ suất sinh lợi-rủi ro. Cách tiếp cận hợp lý đo lường rủi ro hệ thống (sự đa dạng hóa danh mục đầu tư đã loại bỏ rủi ro cá thể); cách tiếp cận dựa vào hành vi đo lường rủi ro tổng thể. Để hiểu thêm mức độ ảnh hưởng của hai phương pháp tiếp cận, cũng như kiểm tra khả năng dự báo của

mô hình tài chính hành vi, tiến hành so sánh mô hình ba nhân tố của Fama and French (1998) với mô hình quán tính hành vi. Mặc dù có sự khác nhau trong biến phụ thuộc lẫn các biến giải thích, nhưng chúng ta vẫn có thể so sánh dựa vào khả năng dự báo, có thể dựa vào hai chỉ số: trung bình của phần trăm sai số tuyệt đối (MAPE) và hệ số bất đẳng thức Theil để so sánh độ chính xác của hai mô hình dự báo. Chỉ số Mape được tính như sau:

∑ | ̂ |

Hệ số bất đẳng thức Theil được tính toán theo công thức:

√ ∑ ( ̂ ) √ ∑ ̂ √ ∑ ̂

Trong đó: Ytvà Yt là các con số thực thế và dự báo từ mô hình. MAPE càng nhỏ mô hình có khả năng dự báo càng tốt. U thuộc đoạn 0 và 1, U=0 thể hiện khả năng dự báo hoàn hảo, trong khi đó, U=1 thể hiện mô hình không có giá trị dự báo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUÁN TÍNH HÀNH VI TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)