Ảnh hưởng của thời gian lưu

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten (Trang 71 - 73)

8. Xác định một số thông số khác

3.2.4.Ảnh hưởng của thời gian lưu

Ảnh hưởng của thời gian lưu nước thải được khảo sát qua quá trình gián đoạn với hàm lượng COD ban đầu là 600 mg/l, F/M đưa vào bể trong khoảng 0,6 – 0,7. - pH = 6,5 – 7

- COD : N : P = 100 : 5 : 1.

- Thời gian lưu tương ứng của nước thải trong bể là 2 giờ; 4 giờ; 6 giờ và 8 giờ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo bảng 3.4 và hình 3.7

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian lưu nước

T (h) 0 2 4 6 8

COD 583 289 108 80 74

- 43,7 74 82,36 85,72

MLSS 975 1345 1185

Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời gian lưu

Các số liệu thu được cho thấy:

- Với hàm lượng CODv 600 mg/l thì trong thời gian lưu là 2 giờ hiệu quả chuyển hóa COD thấp nhất. Khi thời gian lưu càng lõu thỡ COD giảm đi rõ rệt, cụ thể sau 4 giờ COD là 108 mg/l; sau 6 giờ COD là 80 mg/l; sau 8 giờ COD là 74 mg/l. Tốc độ giảm COD mạnh nhất là trong 4g sục khí đầu tiên, càng về sau tốc độ này càng giảm (hình 3.7).

- Hiệu quả tạo sinh khối khá cao. Tại thời điểm ban đầu (0h) khi trộn bùn hoạt tính với nước thải, MLSS ban đầu là 975 mg/l, sau 4 giờ COD giảm nhanh, hàm lượng sinh khối cũng tăng nhanh, lên tới 1345 mg/l. Tuy nhiên khi tiếp tục sục khớ thờm 4 giờ nữa và không bổ sung thêm thức ăn, thì COD giảm chậm và sinh khối cũng giảm so với thời điểm giữa quá trình. Sự giảm sinh khối này đã được giải thích trong phần 3.2.1. Hàm lượng sinh khối sau 8 giờ xử lý là 1185 mg/l. Như vậy nếu

tính cả quá trình thì hiệu suất tạo sinh khối là 41,25% (cứ 100 g COD được chuyển hóa thì tạo thành 41,25 g sinh khối).

Khi hiệu quả tạo sinh khối ớt thỡ lượng bùn phải xử lý càng ít. Tuy nhiên với nghiên cứu này cho thấy hiệu quả tạo sinh khối khá cao, lượng bùn tạo ra nhiều nên sẽ gây tốn kém chi phí trong quá trình xử lý bùn về sau. Đây cũng là một trong những nhược điểm khi vận hành hệ thống Aeroten và cần có những nghiên cứu tiếp theo để việc xử lý đạt hiệu quả.

Vậy với COD dòng vào là 600 mg/l thì thời gian lưu nước thải chỉ cần 6 giờ là hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian này còn phụ thuộc vào COD đầu vào. Đối với hàm lượng COD vào dao động từ 600 – 1000 mg/l thì thời gian lưu nước cần thiết là 8 giờ. Do đó vẫn phải nghiên cứu sự dao động của COD đầu vào để lựa chọn thời gian lưu cho thích hợp, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép.

3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG XLNT BIA CÔNG SUẤT 50

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten (Trang 71 - 73)