8. Xác định một số thông số khác
3.3.1.2. xuất phương án xử lý nước thải của cơ sở
Trên cơ sở đó phõn luồng dòng thải, phương án xử lý nước thải của cơ sở sản xuất bia Hoàng Thanh được đề xuất theo sơ đồ sau:
Nước thải ô nhiễm cao (10 m3/ngày)
Cấp khí Nước thải ô nhiễm thấp
40 m3/ngày)
Tuần hoàn
bùn Nước sau xử lý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT
Bể UASB Bể điều hòa
Bể Aeroten
Bùn dư
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất bia Hoàng Thanh
Thuyết minh phương án:
Nước thải của cơ sở sau khi được phân luồng sẽ được bơm lên bể xử lý riêng biệt. Đối với dòng thải ô nhiễm cao, nước được đưa vào bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu lượng và chất lượng dòng, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học, giảm được diện tích xây dựng bể sinh học.
Nước sau lắng được đưa tiếp đến bể UASB. Nhiệm vụ của bể UASB là khử phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải trước khi đưa vào xử lý hiếu khí. Sau quá trình xử lý tại bể UASB, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm xuống đáng kể (khoảng 70%), nước thải được đưa đến bể Aeroten để xử lý hiếu khí. Dòng thải 2 cũng được đưa trực tiếp vào bể Aeroten. Trong bể Aeroten có tiến hành cấp khí để đảm bảo cho các vi sinh vật thực hiện hiệu quả quá trình oxy hóa. Nước sau bể Aeroten tiếp tục qua bể lắng 2. Để ổn định nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aeroten giúp tăng hiệu quả xử lý, một lượng bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2 sẽ trở lại bể Aeroten, lượng bùn hoạt tính dư được đưa qua bể chứa bùn. Bùn thải trong bể chứa sẽ được định kỳ thuê Công ty Môi trường đô thị hút và đưa đi xử lý tập trung, hợp vệ sinh. Nước sau xử lý sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.