- Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: Công ty áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐBTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính về việc ban
2.2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.4.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản bàn giao hàng - Hợp đồng kinh tế
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.4.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết (trích dẫn số liệu sổ kế toán chi tiết của đơn vị để minh họa)
Khi công trình có nhu cầu về Nguyên vật liệu, trên cơ sở dự toán và tình hình thực tế đội trưởng đội thi công sẽ lập kế hoạch mua Nguyên vật liệu giao cho cán bộ phụ trách mua vật tư. Do địa điểm công trình – nơi phát sinh chi phí là khác nhau, các vật tư khi mua về không lưu kho tại Công ty mà tập kết ngay tại chân Công trình.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng và các chứng từ liên quan kế toán tại các đội sẽ viết phiếu nhập kho cho từng lần nhập, tiếp đó sẽ viết luôn phiếu xuất kho cho lần hàng mới nhập. Nếu có nhiều phiếu xuất kho trong một tháng, kế toán các đội sẽ tập hợp các phiếu xuất kho và giao cho kế toán trưởng để kế toán trưởng vào bảng tổng hợp xuất vật tư và vào sổ Nhật ký – Sổ cái của Tài khoản 621.
Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ kế toán Nguyên vật liệu trực tiếp (phụ lục 03)
TK 621 TK 152 TK 152 (1) (4) TK 111,112,141,331 TK 154 (2) (5) Tk 133 (3) TK 632 (6)
Tại Công ty cổ phần thương mại công nghệ Đức Việt, tất cả nguyên vật liệu mua về được xuất ngay cho công trình xây dựng theo giá hạch toán và
khi hoàn thành hạng mục công trình. Kế toán tính giá xuất theo giá bình quân gia quyền và tiến hành điều chỉnh tăng giảm giá trị vật liệu xuất dựng cho hạng mục đó
Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trong tháng căn cứ vào đơn xin lĩnh vật tư Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công trình sẽ làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu.
Bảng 2.1: Phiếu xuất kho Nguyên vật liệu cho Công trình (phụ lục 08, phụ lục 09,phụ lục 10)
Để theo dõi vật tư chặt chẽ, hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất, bảng kê nhập – xuất – tồn để theo dõi tình hình vật tư để có kế hoạch nhập vật tư cho hợp lý, không làm gián đoạn quá trình thi công công trình. 2.2.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp (trích dẫn số liệu sổ kế toán tổng hợp của đơn vị để minh họa)
Bảng 2.2 – Bảng kê Nhập – Xuất - Tồn( phụ lục 11, phụ lục 12 )
Định kỳ, kế toán trưởng căn cứ vào các chứng từ đã tập hợp được: Phiếu nhập, Phiếu xuất, HĐGTGT ... Sau khi kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí vật tư phục vụ thi công công trình, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ chi tiết tài khoản Chi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp.
Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh thường xuyên hàng ngày đến cuối tháng, phần mềm kế toán sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí.
Bảng 2.3 – Trích Sổ chi tiết tài khoản 621 ( phụ lục 13 )
Sau khi vào Sổ chi tiết tài khoản 621 – Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào những chứng từ liên quan và Sổ chi tiết tài khoản kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký – Sổ cái (phụ lục 14)
Giá vật liệu xuất dùng cho từng hạng mục công trình
Tổng giá trị các lần nhập
Bảng 2.4 – Nhật ký sổ cái (phụ lục 14) 2.2.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.2.5.1. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công
- Bảng tính lương
- Bảng thanh toán lương - Bảng tổng hợp lương - Hợp đồng lao động
- Hợp đồng giao khoán công nhân
- Biên bản xác nhận khối lượng công việc - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí
2.2.5.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết (trích dẫn số liệu sổ kế toán chi tiết của đơn vị để minh họa)
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (phụ lục 04)
TK 622 TK 334 TK 154 (3) (1) TK 335 TK 632 (4) (2)
(1). Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
(3). Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí NCTT (4). Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, phản ánh tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do công ty quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng công việc cụ thể, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Hiện nay, nguồn lao động của công ty bao gồm hai bộ phận:
- Bộ phận lao động ký hợp đồng dài hạn: Đây là bộ phận chủ chốt của Công ty. Với bộ phận này Công ty áp dụng hình thức Trả lương theo thoả
thuận, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) theo tỷ lệ
quy định của nhà nước.
Ngoài tiền lương chính, lương phụ, tiền thưởng...Công ty còn trích các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước. Cụ thể Công ty tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 23% trừ vào chi pí nhân công trực tiếp và 9,5% trừ vào lương trả cho người lao động.
Cuối tháng, tổ trưởng đội thi công chuyển Bảng cấm công và hợp đồng làm khoán cho kế toán. Kế toán kiểm tra, tiến hành tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công thuộc đội xây lắp và lập Bảng thanh toán lương cho công nhân.
Ví dụ:Tính tiền lương thực nhận của công nhân Hoàng Anh Tú tại mức lương cơ bản là 2,400,000VNĐ;phụ cấp là 1,000,000VNĐ:
Tổng lương = 2,400,000 + 1,000,000 = 3,400,000VNĐ
Các khoản trích trừ vào lương = 2,400,000* 9,5% = 228,000VNĐ Vậy số tiền thực nhận của công nhân Hoàng Anh Tú là:
3,400,000 – 228,000 = 3,172,000VNĐ
- Bộ phận lao động thuê ngoài: là bộ phận lao động do công ty đứng ra thuê, ký hợp đồng ngắn hạn nhằm bổ sung thêm lao động đáp ứng nhu cầu thi công công trình. Bộ phận lao động này được trả lương theo hình thức lương
Với những lao động thuê ngoài, Công ty chỉ phải trả lương khoán theo thời gian mà không phải tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định bởi bộ phận nhân công này chỉ làm thuê theo thoả thuận của các đội, theo từng công trình. Chỉ những công trình nào cần đẩy mạnh tiến độ thi công thì mới tiến hành thuê thêm lao động. Khi công trình hoàn thành thì bộ phận lao động này cũng kết thúc hợp đồng.
Kế toán tiền lương sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi lập Bảng phân bổ tiền lương cho từng công trình.
2.2.5.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp (trích dẫn số liệu sổ kế toán tổng hợp của đơn vị để minh họa)
Hàng tháng căn cứ vào Bảng chấm công của người lao động từ các đội gửi lên Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính lương phải trả trong tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất (lao động trong công ty và thuê ngoài), lương cho bộ phận quản lý, bán hàng,... Sau đó lên Bảng thanh toán tiền lương, cuối cùng là Bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương
Bảng 2.5 – Bảng chấm công (phụ lục 15)
Bảng 2.6 – Bảng thanh toán tiền lương (phụ lục 16) Bảng 2.7 – Bảng phân bổ tiền lương (phụ lục 17)
Sau khi hoàn tất các chứng từ liên quan tới lao động kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết Tài khoản 622 và Nhật ký – Sổ cái
Bảng 2.8 – Sổ chi tiết tài khoản 622 (phụ lục 18) Bảng 2.9 – Nhật ký – sổ cái (phụ lục 19)