Quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Chuyên đề hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp (Trang 30 - 37)

Phần VI: XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG 1) Lập danh sách các yếu tố chung cho toàn doanh nghiệp

Nhóm 4: Trách nhiệm công việc 1. Phụ trách giám sát

1. Quy định của pháp luật

1.1. Qui định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT- BLĐTBXH; thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giaỉ quyết các chế độ khác cho người lao động.

b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua họjc nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.

d) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

đ) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp, cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì

trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng và

đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;

- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chưa thực hiện đăng ký hoặc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương nhưng thang lương, bảng lương xây dựng chưa đúng với quy định tại Thông tư này thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định.

1 2. Sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH: Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

- Đối tượng được nâng bậc lương;

- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.

b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Động và thỏa ước lao động tập thể”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT- BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ

chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

1.3 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của bộ Luật lao động về tiền lương.

Điều 7 (chương III): Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dừi, giỏm sỏt.

2.Mức lương trung bình trên thị trường lao động 1. Sự biến động của giá cả thị trường

Biến động về giác cả sinh hoạt trên thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến mức sống của người lao động. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến tình hình biến động giá cả sinh hoạt thì có nghĩa là doanh nghiệp không quan tâm đến đời sống người lao động, vì vậy sẽ trả lương không đảm bảo cho các nhu cầu sỗng tối thiểu của người lao động.

Những yếu tố khác :

- Quan điểm của người sử dụng lao động…..

Bước 2: Tham khảo thông tin về một số mức lương hiện tại của các doanh nghiệp khác

STT Công ty Địa chỉ Vị trí Mức lương 1 Công ty May

19/5

98 Chiến Thắng, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, Tp.

Hà Nội

Trưởng phòng Hành chính - nhân sự

10.152.000đ

2 Công ty CP May Chiến thắng

22 Thành Công, P.

Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Nội

Trưởng phòng hành chính – nhân sự

9.240.000đ

3 Cty TNHH

May Dương Đạt

31 Ngừ 392, Bạch Mai, P. Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Trưởng phòng kinh doanh

10.164.000đ

4 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu May Anh Vũ

TT. Bần Yến Nhân, H.

Mỹ Hào, Hưng Yên

Trưởng phòng khách hàng

7.644..000đ

5 Cty TNHH May Phú Dụ

Thôn Sài Si,Quốc Lộ 5A, P. Minh Đức, H. Mỹ Hào, Hưng Yên

Trưởng phòng nhân sự

7.686.000đ

6 Cty May Phố Hiến

311 Lê Văn Lương, P.

Hiến Nam, TX. Hưng Yên, Hưng Yên

Trưởng phòng Thống kê và Quản lý chất lượng

8.463.000đ

Bước 3: Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch

Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm lao động của doanh nghiệp, số bậc lương cho mỗi ngạch được xây dựng như sau:

Ngạch Điểm Bậc /điểm

1 2 3 4 5 6 7

I <550 150- 199 200-249 250- 299 300- 349 350- 399 400- 449 500- 549

II 550- 651 550- 566 567-583 584- 600 601- 617 618- 634 635- 651

III 652-741 652-669 670-687 688-705 706- 723 724- 741

IV 742- 817 742-760 761-779 780- 798 799- 817

V 818- 883 818- 839 840-

861

862- 883

VI 884- 935 884- 909 910-

935

VII >935 >935

Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, dựa vào mức độ phức tạp của nghề và trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề và điểm đánh giá mà thang lương được chia làm 7 bậc như trên.

Số bậc của mối ngạch trong thang lương đảm bảo nguyên tắc các ngạch có mức độ phức tạp thấp hơn thường có số bậc nhiều hơn các ngạch có mức độ phức tạp cao hơn.

Bước 4: Quyết định mức lương cho mỗi ngạch, mỗi bậc.

Đối với ngạch V- Trưởng phòng và quản đốc phân xưởng.

- Qua nghiên cứu thị trường, mức lương ở vị trí trưởng phòng dao động trong khoảng từ 7.644.000 đồng đến 10.164.000 đồng.

-Dựa vào số điểm đánh giá ở các bậc lương của ngạch V, ta tính được mức lương cho một điểm quy đổi như sau:

ML1đ min = = 9345

ML1đ max = = 11511

Mức lương cho một điểm quy đổi bình quân là 10428 đồng

Đối với bậc 1: ML = 10428 = 8.640.000 đồng

Đối với bậc 2: ML = 10428 = 8.869.000 đồng

Đối với bậc 3: ML = 10428 = 9.098.000 đồng

-Mức tăng giữa các bậc lương là 6%, vậy ta có:

oĐối với bậc 1: ML = 8.640.000 đồng

oĐối với bậc 2: ML = 8.640.000 + 8.640.000 x 0,06 = 9.158.000 đồng

o Đối với bậc 3: ML = 9.158.000 + 9.158.000 x 0,06 = 9.707.000 đồng.

Từ mức lương của ngạch V, ta xác định mức lương của các ngạch khác theo hệ số như sau:

Ngạch I II III IV V VI VII

Hệ số 0,4 0,6 0,7 0,8 1,0 1,4 1,6

Ta có thang bảng lương:

Ngạch Bậc

I

1 2 3 4 5 6 7

3.456.000 3.663.000 3.883.000 4.116.000 4.363.000 4.625.000 4.903.000

II 5.184.000 5.495.000 5.825.000 6.175.000 6.546.000 6.939.000

III 6.048.000 6.411.000 6.796.000 7.204.000 7.636.000

IV 6.912.000 7.327.000 7.767.000 8.233.000

V 8.640.000 9.158.000 9.707.000

VI 12.096.00 0

12.822.000

VII 13.824.00 0

Phần VII: XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Chuyên đề hoàn thiện kỹ năng xây dựng hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w