+ Tính đền bù thiệt hại về đất :
- Tổng diện tích đất nằm trong chỉ giới GPMB = 174.533 m2
Trong đó :
- Đất canh tác = 146.540 m2
- Diện tích đất nông nghiệp giao cho các hộ gia đình chính sách hiện trạng đã san lấp làm vườn
trồng cây = 2.290 m2
- Bãi san cát trên đất canh tác của HTXNN Đại Từ = 4.016 m2
--- 152.846 m2
- Diện tích thổ cư = 11.288 m2
- Đất của Công ty XD công nghiệp Hà Nội = 65 m2
- Gò đồng, tha ma = 1.658 m2
- Đường đi các loại = 1.359 m2
tập
- Hạng đất :
Toàn bộ đất canh tác đều là đất hạng 1 = 152.846 m2
- Tiền đền bù thiệt hại về đất :
Giá đất được áp dụng theo Quyết định số 33/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội :
Tổng sè : 152.846 m2 x 19.300 đ/m2 = 2.949.927.800 đ
( Hai tỷ chín trăm bốn chín triệu chín trăm hai bảy ngàn tám trăm đồng chẵn) + Tính đền bù 1 năm sản lượng :
- Diện tích đất trồng 2 vụ lúa = 102.252 m2
- Diện tích chuyên rau muống = 35.916 m2
- Diện tích trồng 1 lúa + 1 cá = 8.327 m2
---
Cộng = 146.540 m2
- Căn cứ vào biên bản xác định năng suất, sản lượng hoa màu ngày 1/6/1999 .
- Căn cứ công văn số 1355/ CV-TCVG ngày 9/6/1999 của Sở Tài chính Vật giá gửi Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Thanh Trì về việc xác định sản lượng và đơn giá hoa màu đền bù giải phóng mặt bằng .
Phần đền bù 1 năm sản lượng được tính như sau :
- Đất chuyên trồng lúa (2 vụ lúa) :
Sản lượng 380 kg/ sào/ năm x 2.200đ/ kg = 836.000 đ/sào/năm Tính cho 1 m2 = 2.323 đ
tập
- Căn cứ biên bản cuộc họp ngày 21/7/1999 và ngày 4/9/1999 của Hội đồng đền bù – giả phóng mặt bằng huyện Thanh Trì về việc thông qua phương án đền bù GPMB (Phần thuộc thôn Hạ - Xã Định Công) . Thống nhất giá đền bù cho đất chuyên trồng rau muống lấy bằng mức giá bình quân của dự án 35 ha thuộc Công ty kinh doanh phát nhà đô thị – Bộ xây dựng là : 4.378.750 đ/sào/năm .
Tính cho 1m2 = 4.378.750 đ : 360 m2 = 12.165 đ/ m2
- Căn cứ biên bản họp ngày 27/8/1999 của Hội đồng thẩm định liên ngành Sở tài chính vật giá - Sở xây dựng – Sở Địa chính – Nhà đất – Cục thuế Hà Nội thống nhất đơn giá đền bù về trồng rau muống như sau :
Tính cho 1m2 trồng rau muống là 12.165 đ/ m2
Trong đó : - Theo mặt bằng chung của Thành phố : 7.000 đ/ m2
- Chủ đầu tư hỗ trợ thêm : 5.165 đ/ m2
- Đất trồng 1 vụ lúa + 1 vụ cá :
- Trồng lúa : 200kg/sào/năm x 2.200 đ/kg = 440.000 đ/sào/năm . - Nuôi cá : 140kg/sào/năm x 10.000 đ/kg = 1.400.000 đ/sào/năm . Tính cho 1 m2 = 1.840.000 đ : 360 m2 = 5.112 đ/ m2.
- Số tiền đền bù 1 năm sản lượng là :
- Trồng 2 vụ lúa : 102.252 m2 x 2.323 đ/ m2 = 237.531.400 đ . - Trồng rau muống :
Theo mặt bằng chung : 35.961 m2 x 7.000đ/ m2 = 251.727.000 đ . Chủ đầu tư hỗ trợ thêm : 35.961 m2 x 5.165 đ/ m2 = 185.738.570 đ . - Trồng 1 vụ lúa + 1 vụ cá : 8.327 m2 x 5.112 đ/ m2 = 42.567.620 đ . ---
tập
Tổng cộng = 717.564.590 đ . (Bảy trăm mười bảy triệu năm trăm sáu tư ngàn năm trăm chín mươi đồng
chãn).
+ Chính sách hỗ trợ = 20 năm lợi nhuận :
- Căn cứ điều 12 Quết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND Thành phố Hà Nội .
Công thức tính : 10 tấn/ha/năm x 30% x 20 năm = 60 tấn .
Vậy 1m2 = 6kg thóc x 2.200 đ = 13.200 đ/ m2 .
Tiền hỗ trợ 20 năm là : 152.946 m2 x 13.200 đ/ m2 = 2.017.567.200 đ .
(Hai tỷ không trăm mười bảy triệu năm trăm sáu mươi bảy ngàn hai trăm đồng chẵn).
+ Tiền đền bù các công trình xây dựng, cây cối :
-Tiền đền bù các công trình xây dựng :
- Mương tưới xây gạch năm 1993 :
228 md x 157.197 đ/md x 80% = 28.669.450 đ .
- Đoạn mương xây gạch có nắp đan BTCT xây dựng năm 1996 :
40 md x 125.062 đ/md x 80% = 4.001.980 đ.
- Góc sân kho hợp tác :
200 m2 x 33.939 đ/ m2 x 80% = 5.430.240 đ .
- Các loại cống BTCT đi qua đường ruộng :
Loại φ300 : 4 cái x 204.108 đ/cống x 80% = 653.140 đ . Loại φ400 : 5 cái x 400.836 đ/cống x 80% = 1.603.340 đ . - Đào đắp đường rộng, mương, đường nội đồng năm 1965 :
tập
612,5 m3 x 18.011 đ/ m3 = 11.031.970 đ .
- Đường cấp phối, xây dựng năm 1996 :
400 m2 x 37.660 đ/ m2 x 80% = 12.051.200 đ .
- San lấp bãi cát thi công năm 1994
do địa phương dự kiến làm chợ = 156.290.000 đ .
- Đào đắp bờ hồ nuôi cá - năm 1995 :
1125 m3 x 19.729 đ/ m3 = 22.195.650 đ . - Tường rào của CtyXDCNHN = 15.288.000 đ .
---
Tổng cộng 257.214.970 đ .
- Phần kinh phí hỗ trợ các công trình xây dựng, cây cối hoa màu :
-Xây tường rào của 5 gia đình quanh các thửa ruộng %, tôn tạo đất màu để trồng
hoa màu (hỗ trợ 30 %) =
21.699.830 đ.
- Xây tạm nhà cấp 4 của 3 gia đình (hỗ trợ 30 %) = 22.764.790 đ . -Khu đất % trũng của 2 hé gia đình được tôn tạo
bằng đất màu để làm vườn (hỗ trợ 100%)
254,8 m2 x 25.000 đ = 6.370.000 đ . - Các công trình xây dựng của các hộ gia đình
trên khu bãi san cát (gồm cá 33 hé gia đình
phải chuyển đi – hỗ trợ 30%) = 54.816.800 đ .
tập
- Khu đất sản xuất nông nghiệp giao cho 50 hé gia đình (Thuộc đối tượng gia đình thương binh liệt sỹ) là khu đất trũng trồng hoa màu kém hiệu quả đã được tôn tạo thành vườn để trồng cây ( hỗ trợ 100%) .
Tôn tạo 2.290 m2 x 25.000 đ/ m2 = 57.250.000 đ . - Hoa màu xen canh + cây cối = 15.088.500 đ .
---
Tổng cộng 177.989.920 đ
(Một trăm bảy bảt triệu chín trăm tám chín ngàn chín trăm hai mươi đồng ) + Đền bù di chuyển mồ mả :
Theo điều 9 của Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND Thành phố Hà Nội :
- Tiền đền bù phần chi phí đào bới, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp :
Mộ xây : 30 mé x 900.000 đ/mộ = 27.000.000 đ . Mộ đất : 87 mé x 600.000 d/mộ = 52.200.000 đ . Mộ không có chủ : 410 mé x 400.000 đ/mộ = 164.000.000 đ.
---
Tổng cộng = 243.200.000 đ
- Tiền hỗ trợ chi phí đất đai :
527 mé x 1.000.000 đ/mộ = 527.000.000 đ . ---
tập
( Bảy trăm bảy mươi triệu hai trăm ngàn đồng chẵn)
+ Tổng hợp phương án đền bù :
- Tiền đền bù thiệt hại đất = 2.949.927.800 đ. - Tiền đền bù 1 năm sản lượng = 717.564.590 đ. - Tiền chính sách hỗ trợ 20 năm = 2.017.567.200 đ. - Tiền đền bù các công trình xây dựng = 257.214.970 đ. Tiền hỗ trợ các công trình xây dựng , hoa
màu xen canh, cây cối = 177.989.920 đ. - Tiền di chuyển mồ mả = 770.200.000 đ. ---
Tổng cộng = 6.890.464.480 đ
(Sáu tỷ tám trăm chín mươi triệu bốn trăm sáu tư ngàn bốn trăm tám mươi đồng chẵn)
4. Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại :
Trong quá trình nghiên cứu tình hình thực tế của công tác đền bù thiệt hại và giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn xã Đại Kim, thục tế cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả rất khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Đại Kim - Định Công . Công việc xây dựng khu đô thị mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương . Có được những kết quả khả quan như thế là do Chính phủ đã ban hành những chính sách về đền bù thiệt hại phù hợp, thoả đáng, bảo đảm công bằng cho mọi đối tượng, đặc biệt là Nghị định 22/CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ . Đây là một văn bản hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý cho công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn khu đô thị mới xã Đại Kim - Định Công nói riêng và trên cả nước nói chung . Mặt khác, các ngành, các cấp của
tập
UBND xã Đại Kim - Định Công đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với Công ty kinh doanh phát triển nhà Thanh Trì áp dụng một cách linh hoạt, đúng đắn chính sách đền thiệt hại của Nhà nước trên cơ sở Nghị định 22/CP .
Bên cạnh những kết quả tích cực đó, là những hạn chế vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng còn có nhiều khiếu nại tố cáo khi có quyết định thu hồi đất . Nhiều người đã không chịu di dời làm cho dù án đôi lức bị ách tắc, tiến độ thi công không thể tiến triển ngay , Khó khăn này là do cả nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan . Do cơ chế chính sách, dô điều kiện của địa phương và có thể là chính bản thân con người, đó là sự kém hiểu biết về pháp luật, ý thức pháp luật, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới .
5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại, giải phóngmặt bằng và tái định cư của Nhà nước mặt bằng và tái định cư của Nhà nước
a. Những tồn tại và hạn chế của khuôn khổ pháp luật hiện hành .
Thứ nhất, chính phủ chưa có các quy định về mức đất ở đối với các trường
hợp đã sử dụng đất trước ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, nhất là trong những trường hợp sử dụng đất chỉ định do do thừa kế của Ông bà cha mẹ để lại nhưng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hoặc có giấy tờ nhưng không ghi rõ địa chỉ . Tình trạng hồ sơ ban đầu về đất đai là cần thiết, chưa chính xác do trải qua nhiều giai đoạn thực hiện chính xác đất đai …đã dẫn đến những vướng mắc khó xử lý khi xác định diện tích được đền bù thiệt hại về đất ở, do đó các địa phương vận dụng theo các phương pháp khác nhau .
- Đền bù theo giá đất ở cho toàn bộ diện tích đất đang sử dụng .
- Đền bù theo giá đất ở cho diện tích đất nằm trong định mức đất ở theo mức giao đất mới, phần diện tích đất ngoài định mức được đền bù theo giá đất
tập
nông nghiệp hoặc giá “đất vườn liền kề” hoặc hỗ trợ theo các mức độ khác nhau .
- Những trường hợp chưa xác định được quyền sử dụng đất thì không đền bù …
- trường hợp sử dụng đất cho mượn, đất tạm giao …nhưng để quá lâu chưa hoàn thiện hồ sơ ban đầu, nay bị thu hồi đất cũng rất phức tạp khi đền bù thiệt hại
Thứ hai, các điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất và các quy định đền
bù về đất tại Điều 6, Điều 7…của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP chưa cụ thể đã dẫn đến cách hiểu và làm khác nhau, ví dụ:
- Tại điểm a khoản 6 Điều 6 quy định trường hợp đất sử dụng ổn định trước ngày 8/1/1998 được UBND xã, phường xác nhận, thì được đền bù thiệt hại . Tuy nhiên, khi xem xét điểm này có địa phương không tính đến quy định về điều kiện không được đền bù thiệt hại về đất tại Điều 7, đã dẫn đến đền bù tran lan, nhưng có địa phương lại xem xét chặt chẽ thêm dẫn tới khiếu kiện trong dân, ở một số địa phương UBND xã, phường không chịu xác nhận .
- Trường hợp có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật trước năm 1998 hoặc mua tài sản gắn liền với đất sau Luật đất đai năm 1993 đến 1998 thì được đền bù thiệt hại . Tuy nhiên tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng chưa có xác định của địa phương . Nay, chính quyền mới không xác nhận cho người sử dụng đất, làm cho người sử dụng đất bị thiệt thòi hoặc dẫn đến cách làm khác nhau.
- Một số trường hợp người bị thu hồi đất có đủ một trong các điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất, nhưng họ chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính trên giấy chứng nhận
tập
quyền sử dụng đất được đền bù 100% theo giá đất đền bù là chưa công bằng, gây ra thắc mắc nội bộ trong những người được đền bù .
Thứ ba, chưa thống nhất về tính giá đất đền bù thiệt hại :
-Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, giá đất tính đền bù thiệt hại do UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định . Giá đất tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù thiệt hại phù hợp với khả năng sinh lời và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương . Tuy nhiên, do giá đất là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta lại chưa được hướng dẫn đào tạo kịp thời, vì thế cụm từ “khả năng sinh lời”, “giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương”, “hệ số K”…được hiểu và làm chưa thống nhất đã dẫn tới cách tính khác nhau : Có địa phương có lúc đã xác định được hệ số K cho tường mảnh đất cụ thể, hoặc có địa phương tính đến khả năng sinh lời chưa dựa trên khả năng thực tế khách quan mà áp đặt theo cách chủ quan, một số địa phương vẫn áp dụng giá đền bù theo quy định tại Nghị định số 09-CP và cộng thêm một khoản trợ cấp hoa lợi …tất cả những cách tính đó là sự vận dụng thiếu thống nhất với quy định tại Điều 8 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã dẫn đến nhiều trường hợp trong cùng một dự án với cùng một loại đất có giá thực tế rương đương nhau nhưng giá tính đền bù ở các địa phương lại khác nhau …Tình trạng này dẫn đến ự thiếu đồng tình của nhân dân và sinh khiếu kiện làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tín độ dự án .
Thứ tư, chưa có quy định chi tiết về chính sách tái định cư đã làm chậm
đến tiến độ giải phóng mặt bằng, làm chậm tín độ thực hiện dự án, cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống của người bị thu hồi đất sau khi phải di chuyển chỗ ở . Việc
lựa chọn các khu tái định cư thường bị động, trong kế haọch sử dụng đất hàng năm, một số địa phương chưa quan tâm tới việc xây dựng hoặc mở rộng
tập
các khu dân cư để bố trí cho những hộ phải di dời . Từ việc bị động về địa điểm