Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 41 - 43)

2.2.6.1. Phân tích tư cách và năng lực pháp lý, khả năngđiều hành, năng

lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong Doanh nghiệp.

Bước này bao gồm: (1) Tìm hiểu chung về KH; (2) Điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý; (3) Mô hình tổ chức, bố trí lao động của DN và (4) Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo.

2.2.6.2. Phân tích đánh giá khả năng tài chính

a/ Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính

Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của

KH vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các BCTC, kể cả những báo

cáo đã được kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có

dụng ý, mà còn có thể vô tình bị sai lệch.

Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do DN lập, chế độ

kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán và được thực hiện qua Phụ

lục 2 “Hướng dẫn kiểm tra các báo cáo tài chính”.

b/ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính

- Tình hình sản xuất và bán hàng: CBTD sẽ thực hiện theo nội dung hướng

dẫn tại Phụ lục “Hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động” trong Sổ tay

tín dụng của Agribank [1].

- Phân tích về tài chính công ty: Quy trình tín dụng nói chung đã đề cập trong Chương I, mục 1.1.2.2c về “Thẩm định tình hình tài chính” đã nêu rõ các chỉ tiêu tài

chính tiêu biểu cần được xem xét và đánh giá. Đối với Agribank nói chung và Chi

nhánh Bách Khoa nói riêng cũng áp dụng tính toán các chỉ số này.

2.2.6.3. Phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng

CBTD xem xét tình hình quan hệ với Ngân hàng của KH trên những khía

cạnh sau (việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả

tình hình trong quá khứ):

a/ Xem xét quan hệ tín dụng

Đối với Chi nhánh Agribank Bách Khoa và với các tổ chức tín dụng khác,

những khía cạnh cần xem xét bao gồm: Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá

hạn); Mục đích vay vốn của các khoản vay; Doanh số cho vay, thu nợ; Số dư bảo

lãnh/thư tín dụng; Mức độ tín nhiệm.

Ngoài ra, KH phải thỏa mãn yêu cầu “không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn

b/ Xem xét quan hệ tiền gửi

Tại Agribank Việt Nam và các Tổ chức tín dụng khác, cần chú trọng đến các

yếu tố sau: (1) Số dư tiền gửi bình quân và (2) Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với

doanh thu.

2.2.6.4. Xếp loại tín dụng Doanh nghiệp

Sau khi đã phân tích xong tình hình tài chính của DN, các CBTD sẽ tiến

hành phân loại, đánh giá và xếp hạng KH là DN. Việc phân loại KH là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của KH thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của KH tại thời điểm phân

loại. Việc chấm điểm tín dụng và phân loại KH sẽ bổ trợ cho việc ra quyết định cấp

tín dụng, đồng thời giám sát và đánh giá KH khi khoản tín dụng đang còn dư nợ,

nâng cao năng lực quản lý của Chi nhánh trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. Đối với KH là DN, việc phân loại dựa trên 5 tiêu chí đó là: Lợi nhuận; Tỷ

suất tài trợ; Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Việt Nam

và Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ vào kết quả của

các chỉ tiêu nói trên, ta có 3 mức đánh giá KH là A, B và C [4].

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)