Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 51 - 52)

Nợ xấu là vấn đề luôn gặp phải của các Ngân hàng. Theo Điều 6 Quyết định

493/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro tín dụng thì Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 của Quyết định này. Ngoài ra, theo Điều 2 của Quyết định 493 thì chỉ tiêu Nợ xấu trên Tổng dư nợ

là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD thay vì chỉ tiêu Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ (Nợ quá hạn là khoản nợ là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc

và/hoặc lãi đã quá hạn trả, trong đó bao gồm cả nợ xấu và nợ đủ tiêu chuẩn [10]). Với Chi nhánh, việc quản lý Nợ xấu là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên và liên tục của các CBTD. Sau đây là tình hình nợ

xấu của Chi nhánh trong 3 năm trở lại đây:

Bảng 2.5: Bảng kê tình hình nợ xấugiai đoạn 2007 - 2009

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ xấu 8,4 tỷ 15,5 tỷ 109,3 tỷ

Nợ xấu/

Tổng dư nợ 3,2 % 2,22 % 10,1 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bách Khoa)

Tình hình nợ xấu trong 3 năm qua cũng biến động mạnh. Từ năm 2007 đến

2008, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm do số nợ xấu được thu hồi,

tuy nhiên đến cuối năm 2009 thì tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 10% với số nợ là 109,3 tỷ.

Mặc dù số nợ xấu được thu hồi trong năm 2009 cao hơn so với kế hoạch nhưng do

số nợ chuyển nhóm lớn nên tỷ lệ vẫn còn cao. Tại thời điểm cuối năm 2009, Ngân

hàng có nhiều KH nợ quá hạn (chuyển nhóm nợ từ nhóm 1, 2 lên các nhóm cao

hơn) đẩy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lên cao như vậy. Ngoài ra, trong năm vừa qua,

biện pháp tận thu hiệu quả số nợ này nhằm giảm bớt khó khăn cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, tỷ lệ trích lập dự phòng đến ngày 31/12/2009 là 15,227 tỷ đồng, đạt 169%

so kế hoạch và tăng 193% so với năm 2008 [7].

Trên đây là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Agribank Chi

nhánh Bách Khoa. Cần lưu ý rằng, khi đánh giá chất lượng tín dụng cần xem xét

tổng thể trên các khía cạnh Tổng vốn huy động, Tổng dư nợ, Nợ xấu trên Tổng dư

nợ… chứ không nên chỉ nhìn nhận vào một chỉ tiêu cụ thể bởi nó sẽ không khách

quan và chính xác. Chẳng hạn như chỉ tiêu Nợ xấu, đôi khi sẽ là công cụ để các

Ngân hàng che dấu đi lợi nhuận thực sự của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)