Các CBTD là những người trực tiếp thẩm định và xét duyệt hồ sơ xin vay trước khi ra quyết định tín dụng. Khi tiến hành thẩm định, mỗi CBTD đều dựa vào quy trình thẩm định chung của Chi nhánh như đã trình bày ở trên. Tùy vào từng
món vay mà các CBTD có những cách xử lý và tiến hành thẩm định khác nhau. Có
những bộ hồ sơ quá phức tạp, đòi hỏi các CBTD của Chi nhánh phải mất khá nhiều
thời gian để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn. Thông thường cách kiểm tra đơn giản nhất là qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác.
Việc thẩm định tín dụng là một bước rất quan trọng để xác định xem đối tượng KH nào mới đủ tiêu chuẩn để Chi nhánh cho vay. Thực tế tại Chi nhánh cho
thấy không phải 100% DN đến xin vay đều thành công. Theo thống kê của
Agribank chi nhánh Bách Khoa, chỉ có 80% các DN xin vay được Ngân hàng đồng
ý cho vay. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình thẩm định, các CBTD đã phát hiện ra
nhiều vấn đề bất cập của DN, chẳng hạn như tình hình tài chính không tốt, tài sản mang đi đảm bảo không hợp pháp; DN đã vay tại các tổ chức khác nhưng không kê khai thực các nguồn vốn đang sử dụng với Ngân hàng; giấy tờ tài liệu trong bộ hồ sơ không hợp lệ… Có nhiều biện pháp để giải quyết những vấn đề này, thông
Để hiểu rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu, trong quá trình thực tập, tác giả đã
được tiếp cận 2 bộ hồ sơ vay vốn của hai công ty khác nhau với tính chất khác nhau
của mỗi khoản vay, từ đó có thể nhìn nhận một cách tổng quan hơn về thực trạng
thẩm định tín dụng tại Agribank chi nhánh Bách Khoa: (1) Công ty thời trang cao cấp
Giovanni với khoản tín dụng ngắn hạn là 5 tỷ đồng để nhập khẩu hàng hóa; (2) Công ty Cổ phần giải pháp thông tin Tân Bảo xin vay với khoản tín dụng trung hạn là 380 triệu đồng để mua sắm phương tiện vận chuyển. Từ đó tác giả đã dần nắm bắt được
những vấn đề nảy sinh trong quá trình thẩm định tín dụng và cách giải quyết tháo gỡ
vấn đề của các CBTD.