Chất lượngdạy học ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên (Trang 27)

Theo những nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính:

Chất lượng

Chất lượng là mục tiêu của sự tìm tòi liên tục của con người trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại. chất lượng chính là lực lượng thúc đẩy những nỗ lực không ngừng của mỗi người trên cương vị của mình. Chất lượng là những gì có thể nhận biết nhưng thật khó xác định. Một định nghĩa về chất lượng có thể rất dài, rất chi tiết về một bông hoa đẹp – màu sắc, hương thơm, hình dáng v.v. nhưng cũng không thể miêu tả hết vẻ đẹp của bông hoa đó. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford English Dictionary, khái niệm chất lượng bao gồm tất cả các đặc trưng của sự vật, ngoại trừ những đặc trưng về số lượng. Viện chất lượng Anh (BSI-1991) trên quan điểm chức năng định nghĩa chất lượng là tổng hoà những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo cho nó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Oakland (1988) sau khi phân tích chi tiết đưa ra định nghĩa chất lượng là “mức độ trùng khớp với mục tiêu và chức năng”. Sallis (1996) lấy ví dụ từ một máy chiếu hắt và cho rằng “chất lượng là khi nó phải làm được những điều cần làm, và làm những gì người mua chờ đợi ở nó”.

Như vậy, một định nghĩa chính xác về chất lượng gần như là không thể và cũng không cần thiết do khái niệm này được dùng với nhiều nội hàm khác nhau.

Ở nghĩa tuyệt đối, một vật có chất lượng là vật đạt những tiêu chuẩn tuyệt hảo, không thể tốt hơn. Đó là vật quý hiếm, đắt tiền. Chất lượng tuyệt đối là cái “mọi người đều ngưỡng mộ, nhiều người muốn và rất ít người có thể sở hữu”.

Ở nghĩa tương đối, khái niệm chất lượng có nhiều sắc thái khác nhau. Khi ta so sánh một loại sản phẩm hay dịch vụ được cung ứng bởi các tổ chức khác nhau, hoặc cùng một sản phẩm/dịch vụ được cung ứng bởi 1 tổ chức nhưng vào những thời điểm khác nhau - sẽ thấy rõ hơn nội hàm của sự tương đối trong khái niệm chất lượng.

Sự tương đối trong khái niệm chất lượng có liên quan tới 2 thông số - so với các tiêu chuẩn kĩ thuật của nhà cung ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiếp nhận.

Những chứng chỉ đảm bảo chất lượng của ISO9001 hay BS5750 đảm bảo chất lượng tối thiểu của sản phẩm, như tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm, tuy nhiên đó mới là chất lượng của nhà cung ứng/nhà sản xuất. Điều đó chưa có nghĩa là sản phẩm đó thoả mãn nhu cầu của người tiếp nhận sản phẩm đó.

Có nhiều sản phẩm/dịch vụ được chứng nhận đảm bảo chất lượng, song người mua vẫn thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác.

Như vậy, chất lượng có thể được hiểu theo nhiều cách: 1. Như sự nhận thức của người tiếp nhận

2. Cả sản phẩm và quá trình làm ra sản phẩm 3. Là 1 thứ đặc biệt

4. Sự hoàn hảo

5. Sự trùng khớp với mục tiêu 6. Đáng giá trị đồng tiền

7. Cải tiến liên tục/chuyển đổi được 8. Là sự tương đối

Chất lượng trong giáo dục

Định nghĩa chất lượng trong giáo dục lại là công việc khó khăn gấp nhiều lần so với các lĩnh vực khác, vì giáo dục có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản phẩm công nghiệp là loại hàng hoá đã được làm xong. Sử dụng hay không sử dụng sản phẩm đó là quyền của mỗi người, và không ai làm gì được hơn nữa vì công việc đã kết thúc. Giáo dục không phải là loại sản phẩm đã được

làm xong, ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp. Những người đó vẫn đang trong quá trình trưởng thành. Giáo dục chỉ giúp con người bộc lộ những thiên hướng của cá nhân để nuôi dưỡng nó, phát triển nó cho tới hơi thở cuối cùng, một quá trình đi theo con người trong suốt cả đời người. Cuộc đời của con người là một cuộc hành trình để học, để phát triển và để thành người. Giáo dục luôn hỗ trợ cho quá trình đó, chính vì vậy, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề của mọi thời đại.

Giáo dục là một hoạt động hướng đích rõ rệt. Do vậy, chất lượng giáo dục đều hướng tới các mục đích sau:

- Sự xuất sắc trong giáo dục (Petes and Waterman, 1982). - Giá trị gia tăng trong giáo dục (Feigenbaum, 1983)

- Trùng khớp của kết quả đầu ra của giáo dục với các mục tiêu; yêu cầu đã hoạch định (Crosby, 1979, Gilmore 1974).

- Không có sai sót trong quá trình giáo dục (Crosby 1979)

- Đáp ứng hoặc một quá trình kì vọng của khách hàng trong giáo dục (Parasuraman 1985).

Theo Jeymour (1992), đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu của khách hàng, cải tiến liên tục, sự lãnh đạo, sự phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống, hạn chế sự e dè, thừa nhận và tưởng thưởng, làm việc theo đội, giải quyết vấn đề một cách hệ thống là những nguyên tắc chất lượng trong giáo dục.

Giáo dục là một hoạt động hướng đích, do vậy, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của giáo dục. Liệu có thể xác định đựoc chúng ta cần loại sản phẩm nào? Nếu chúng ta cần 1 kĩ sư, chúng ta sẽ xác định một loạt những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà một kĩ sư giỏi có thể có. Nhưng người kĩ sư đó còn có thể là người chồng/vợ, cha/mẹ, là thành viên của một hệ thống chính trị - xã hội nhất định. Một nền giáo dục có chất lượng phải bao quát cả những mục tiêu cá nhân trong bối cảnh rộng lớn của cả xã hội.

Một số tác giả có đề cập tới các cấp độ trong chất lượng giáo dục, mà Mukhopadhyay 1999 - Ấn Độ gọi là bảng phân loại trình độ giáo dục (Taxonomy of educatedness)

Theo bảng phân loại này, chất lượng giáo dục được chia thành 4 mức: được thông tin (Informed), có văn hoá (Cultured), sự giải phóng (Emancipation), và tự khẳng định (Self-actualization).

Được thông tin là mức độ thấp nhất của chất lượng giáo dục. Thông qua quá trình giáo dục chính thức hoặc không chính thức, con người thu nhận các loại thông tin, xử lí nó và tổ chức lại thành kiến thức cho bản thân. Vậy là mục tiêu đầu tiên của giáo dục là giúp người học thu thập, xử lí thông tin, tổ chức lại thành kiến thức.

Có văn hoá (Cultured) - Mức độ tiếp theo của chất lượng giáo dục – là có văn hoá. Văn hoá là sự tích hợp giữa phẩm chất cá nhân được phát triển đầy đủ với hệ giá trị của xã hội. Văn hoá là sự thể hiện của một cá thể trong cách ứng xử với bản thân, với người khác với những sự vật, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Văn hoá là tổng hoà những gì có trong 1 con người.

Sự giải phóng (Emancipation) - Mức cao hơn trong chất lượng của giáo dục là sự giải phóng. Khi con người vượt qua được chính bản thân mình, thoát khỏi mọi ràng buộc của định kiến, làm chủ được bản thân trước những thay đổi to lớn của cuộc sống. Đây chính là con người đã tự giải phóng mình khỏi sự sợ hãi trước những điều bất ngờ có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc sống.

Tự khẳng định (Self-actualization) – Là mức cao nhất trong chất lượng giáo dục, khi con người đạt tới sự phát triển toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng.

Chất lượng liên quan đến hiệu quả. Hiệu quả trong chính là chất lượng; hiệu quả ngoài là đáp ứng đúng và kịp thời những yêu cầu của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.5. Thiết bị dạy học

1.2.5.1. Thiết bị dạy học là gì?

Trong trường học, hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có chức năng Informed

Self-actualization Emancipation

sử dụng cho mục đích giáo dục và đào tạo được gọi là hệ thống cơ sở vât chất sư phạm, CSVC và TBDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

TBDH là thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau: học cụ, đồ dùng học tập, thiết bị giáo dục, là một bộ phận của CSVC trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy trò cùng sử dụng.

Hệ thống CSVC sư phạm được chia ra là ba bộ phận: Trường sở (nhà cửa, lớp học, sản chơi bãi tập, khuôn viên....); Sách và thư viện trường học; TBDH (máy móc, dụng cụ thí nghiệm , mô hình, tranh ảnh, tư liệu điện tử...). Cái lõi của csvc sư phạm trường học chính là TBDH.

TBDH là các phương tiện vật chất cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đê đạt được mục tiêu đề ra.

TBDH là các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, được trang bị hoặc do giáo viên tự làm, được chi kinh phí từ nguồn ngân sách; được trang bị từ công tác XHHGD hoặc nhà trường tự mua sắm bằng nguồn kinh phí được phép thu từ phía học sinh hay gia đình học sinh.

1.2.5.2. Vai trò , tầm quan trọng của thiết bị dạy học

- TBDH là một bộ phận của ND và PPDH: Lý luận dạy học đã khẳng định QTDH là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải có mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định. TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho ND và PPDH, vì có TBDH tốt thì mới tổ chức được QTDH khoa học, đưa người học tham gia vào quá trình này một cách chủ động, tích cực, tự khai thác và tiếp cận tri thức dưới sự chỉ đạo của người dạy.

+ TBDH phải đủ và phù hợp mới có thể triển khai được các PPDH một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, xét ở góc độ khác thì TBDH còn là một bộ phận không thể thiếu được của ND và PPDH, TBDH vừa là phưong tiện để nhận thức, vừa là đối

tượng chứa đựng trình độ KH - KT, văn hóa, Nghệ thuật,… của sự phát triển KT - XH đất nuớc - Đó là nội dung cần nhận thức.

+ TBDH góp phần vào việc đổi mới PPDH ngoài mối quan hệ với mục tiêu, ND, PP, TBDH còn có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố: GV (chỉ đạo,tổ chức) HS (chủ động, tích cực, sáng tạo), quá trình dạy học phải tạo nên “vùng hợp tác sinh động” giữa những người tham gia vào quá trình sư phạm với các yếu tố khác của QTDH. Đổi mới PPDH là điểm mới nhất, đặc sắc nhất, đáng chú ý nhất trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

+ Dạy học lấy người học làm trung tâm, thông qua TBDH người học chủ động hơn trong việc được tham gia tích cực vào quá trình học tập . Đồng thời người học được tổ chức hoạt động , được thực hành nhiều hơn và từ việc làm đó để chiếm lĩnh kiến thức, có thêm nhiều kinh nghiệm học tập và kỹ năng, kỹ xảo thực hành.

- TBDH đầy đủ, đúng quy cách, hiện đại sẽ cho phép tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục đa dạng, linh hoạt, phong phú, tiết kiệm thời gian lên lớp, cải tiến hình thức lao động sư phạm, tổ chức điều khiển hoạt động GD một cách khoa ho ̣c và đạt hiệu quả cao.

- TBDH góp phần đảm bảo chất lượng dạy học (CLDH), TBDH không chỉ là công cụ lao động đơn thuần của GV và HS mà nó còn là đối tượng vật chất của nhận thức. Do đó, thông qua những TBDH mà cung cấp cho HS những kiến thức, những thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ, chính xác và có hệ thống ( TBDH đươ ̣c coi là nguồn tri thức ), đồng thời còn có tác dụng kích thích hứng thú, hưng phấn học tập, phát triển tư duy, trí thông minh sáng tạo, tinh thần hợp tác của HS.

1.2.5.3. Các loại thiết bị dạy học

TBDH được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

Phân loại theo loại hình: Căn cứ vào hình thức tồn tại của đối tượng gồm có mô hình, mẫu vật, vật thật, ấn phấm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện hiện đại, hoá chất.

Phân loại theo chức năng: TBDH truyền tải thông tin {chứ ng minh), TBDH luyện tập (thực hành), TBDH kiểm tra {đổi chứ ng ), TBDH hỗ trợ {dùng chung),

Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ hay giá trị: TBDH chính quy, không chính quy, TBDH tự làm, TBDH giá thành hạ...

Từ thực tế , có thế khái quát TBDH trong nhà trường được quy định theo danh mục thiết bị tối thiểu được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2010 gồm: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ; Dụng cụ; Mẫu vật; Mô hình; Phần mềm; Băng đĩa; Hoá chất; Thiêt bị dùng chung (đầu đĩa, tivi, đài, máy tính, máy chiếu , máy ảnh....).

Ngoài ra nhà trường còn có TBDH tự làm.

Tuy nhiên, TBDH được sử dụng trong quá trình dạy học và giáo dục cần phải đảm bảo các yêu cầu và tính chất của TBDH:

- TBDH phải phù h ợp với đối tượng: TBDH phải phù hợp vào khả năng và đặc điểm tư duy của học sinh.

- TBDH phải đảm bảo tính khoa học : TBDH phải có mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực.

- TBDH phải đảm bảo tính sư phạm: TBDH phải phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lí học sinh.

- TBDH phải đảm bảo tính thẩm mỹ, khả thi và an toàn.

- TBDH phải đảm bảo tính kinh tể: TBDH có giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục - đào tạo, hơ ̣p lí với chất lượng sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan , sư phạm, an toàn và giá cả hơ ̣p lí, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị đắt tiền.

1.3. Quản lý thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c ở trƣờng trung ho ̣c phổ thông

Như phần trên đã trình bày, TBDH có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lươ ̣ng đào ta ̣o ở các nhà trường , đặc biệt là đối với các trường THPT. Thêm vào đó hiện nay những tiến bộ khoa học công nghệ thâm nhập ngày càng sâu rộng vào công nghệ dạy học, xuất hiện những phương pháp dạy học mới, những phương tiện kỹ thuật hiện đại được đưa vào giảng dạy đã hỗ trợ cho g i á o viên và học sinh giảm được cường độ lao động. Bởi vậy, vấn đề quản lý TBDH như thế nào để nâng

cao hiệu quả sử dụng khai thác TBDH luôn là một vấn đề được đặt ra với các cấp quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo.

1.3.1. Vai trò của quản lý thiết bị dạy học

Công tác quản lý TBDH có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác TBDH ở mỗi nhà trường.

-Công tác quản lý TBDH sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về trình độ, tốc độ phát triển của TBDH và mức độ ảnh hưởng của nó tới công nghệ dạy học ở trong nước, khu vực và trên thế giới. Đưa ra các lý thuyết làm cơ sở khoa học cho giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng thiết bi ̣ một cách hiệu quả .

-Thông qua công tác quản lý TBDH sẽ đánh giá một cách chính xác thực trạng của TBDH, quá trình đầu tư mua sắm, bảo quản và chất lượng sử dụng, khai thác TBDH của các nhà trường . Từ đó, hoạch định chiến lược phát triển TBDH một cách lâu dài

-Công tác quản lý dạy học sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục đánh giá chính xác trình độ sư phạm của giáo viên, nhân viên kỹ thuật trong việc sử dụng TBDH vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, sự tác động của TBDH đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường . Từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nâng cao trình độ, tay nghề giáo viên và nhân viên kỹ thuâ ̣t.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên (Trang 27)