Nội dung quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên (Trang 34)

1.3.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm thiết bị dạy học (Quản lý xây dựng TBDH)

Quản lý đầu tư mua , sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư , cách thức, hiệu quả kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH của nhà trường. Ở các trường THPT, các TBDH thực hành đặc biệt đóng vai trò quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục , nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có , đồng thời phải có đầy đủ tài liệu mới , cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng , vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại . Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn . Ngược lại, sự

khiếm khuyết lạc hậu về csvc nói chung và TBDH nói riêng càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu . Hiện tượng phổ biến hiê ̣n nay ở các trường THPT là các TBDH đã cũ hoă ̣c thi ếu đồng bộ , không đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học tập.

Vì vậy để quản lý tốt việc mua sắm TBDH , ngay từ đầu năm ho ̣c . Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch trang bị csvc nói chung và thiết bị dạy học nói riêng trước mắt cũng như lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm... Cần thành lập ban csvc và TBDH, ban này gồm một Hiệu phó hoặc trực tiếp Hiệu trưởng phụ trách, cùng với cán bộ thư viện, thiết'bị và các tổ trưởng chuyên môn . Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện giúp Hiệu trưởng hệ thống lại thực trạng TBDH hiện có của nhà trường; số lượng, chủng loại thiết bị được đầu tư , sô cần mua sắm bổ sung , sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: rất cần thiết, cân thiết, chưa cần thiết; từ đó lập dự toán kinh phí cần có để mua sắm bổ sung TBDH . Hiệu trưởng xem xét khả năng kinh phí của nhà trường có thể đầu tư , kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để quyết định mua sắm trang bị bổ sung TBDH phù hợp.

Khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại.

1.3.2.2. Quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý sử dụng TBDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là cộng cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng mội cách hơ ̣p lí , phù hợp với không gian , thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Lúc này, TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách

giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp , học sinh học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học.

Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, công tác quản lý TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

-Sử dụng TBDH đúng mục đích

TBDH giúp học sinh lĩnh hội tri thức và tác động đến sự phát triển

nhân cách. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một tính năng, tác dụng riêng, do vậy chúng phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài giảng , với đặc điểm tâm lý học sinh và với mục đích nghiên cứu của quá trình dạy học.

-Sử dụng TBDH đúng lúc.

Sử dụng TBDH đúng lúc có nghĩa là phải thực hiện vào đúng lúc cần thiết của nội dung bài học, đúng với phương pháp tương ứng , lúc học sinh thấy cần thiết , mong muốn nhất được quan sát , phù hơ ̣p với trạng thái tâm lý nhất . Một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện và tác động đúng lúc với nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.

- Sử du ̣ng TBDH đúng chỗ:

Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp ho ̣c hợp lý nhất , giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

-Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ.

Sử dụng TBDH phù hơ ̣p với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh . Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH trong mô ̣t tiết học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp , học sinh sẽ chán nản , kém tập trung và như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn . Giáo viên cần nghiên cứu , cân nhắc kỹ nô ̣i dung SGK môn ho ̣c . Căn cứ vào số TBDH đươ ̣c trang bi ̣ và tự làm mà đi ̣nh ra kế hoa ̣ch sử du ̣ng cu ̣ thể các loa ̣i hình TBDH đã

có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Theo lý luâ ̣n da ̣y ho ̣c thì chức năng cơ bản của TBDH trong quá trình da ̣y học thể hiện ở những điểm sau:

+ Sử du ̣ng TBDH đảm bảo đầy đủ , chính xác thông tin về các hiện tượng , đối tươ ̣ng nghiên cứu, do đó nâng cao được chất lượng da ̣y học.

+ Sử du ̣ng TBDH nâng cao đươ ̣c tính trực quan, cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rô ̣ng khả năng tiếp câ ̣n với các đối tượng và hiê ̣n tượng.

+ Sử du ̣ng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn

học tập, phát triển hứng thú nhâ ̣n thức của ho ̣c sinh, gắn bài ho ̣c với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

+ Sử du ̣ng TBDH giúp gia tăng cường đô ̣ lao đô ̣ng , học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhi ̣p đô ̣ nghi ên cứu tài liê ̣u giáo khoa , cho phép ho ̣c sinh có điều kiện chiếm lĩnh tri thức , hình thành kỹ năng, kỹ xảo ( tự nghiên cứu tài liê ̣u, tự lắp ráp thí nghiê ̣m, làm thí nghiệm...)

+ Sử du ̣ng TBDH giúp hợp lý hóa quá trình da ̣y học, tiết kiê ̣m được thời gian để mô tả , giúp học sinh hình thành nhân cách , thế giới quan , nhân sinh quan , rèn luyê ̣n tác phong làm viê ̣c khoa ho ̣c.

1.3.2.3. Quản lý bảo quản TBDH

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết , quan trọng trong mỗi nhà trường , nếu không thực hiê ̣n tốt công tác bảo quản thì thiết bi ̣ dễ bi ̣ hư hỏng , mất mát, làm lãng phí tiền của , công sức , làm ảnh hưởng đến chất lượng , hiê ̣u quả sử du ̣ng . TBDH phải được sắp đă ̣t khoa học để tiện sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, kệ...), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy.

Bảo quản TBDH phải được thực hiện theo quy chế quản lý tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra hàng năm .v.v. cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBDH của giáo viên để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Khi mất mát, hỏng hóc phải có biện pháp xử lý thích hợp.

thuật. Quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường ... đối với các thiết bị điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính, bảng thông minh...) đồng thời bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm có độc hại, gây ô nhiễm phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao cho việc định kỳ bảo dưỡng, bảo quản.

Tóm lại, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH , các trường phải chú ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các phương tiện, thiết bị dạy học hiện có, vừa không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm được kinh phí.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý TBDH trong trƣờng THPT

Từ những vấn đề cơ bản nhất về quản lý TBDH nêu trên, chúng tôi thấy một số yếu tố tác động đến hoạt động quản lý TBDH ở trường THPT như sau:

1.4.1. Ảnh hưởng của sự nhận thức đến quản lý TBDH

Nhận thức đúng của CBQL, giáo viên, nhân viên kỹ thuật và các lực lượng tham gia giáo dục khác về ý nghĩa (tác dụng và giá trị) của xây dựng ,sử dụng, và bảo quản TBDH trong dạy học thì hành động của CBQL , nhất là giáo viên và ho ̣c sinh sẽ có tác dụng trong việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy Hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao nhận thức của lực lượng tham gia giáo dục về TBDH.

1.4.2. Ảnh hưởng của nhà quản lý đến quản lý TBDH

Khâu tiền đề và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả các hoạt động trong nhà trường là quản lý. Như vậy việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động dạy học nói chung và nói riêng với quản lý TBDH có tác dụng đến việc trang bi ̣ , sử dụng , bảo quản TBDH . Như vậy , nhà quản lý (Hiệu trưởng) cần có các biện pháp đổi mới hoạt động quản lý của mình.

Kiểm tra là một trong những khâu quan trọng trong quản lý nói chung và QLGD nói riêng . Lãnh đạo , quản lý mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo , không quản lý. Đây là khâu cuối của chu trình quản lý, đánh giá hiệu quả mức độ thực hiện các chủ trương, biện pháp quản lý của nhà quản lý đến mức nào .Từ đó

nhà quản lý có những biện pháp quản lý tiếp theo để thực hiện tốt hơn việc quản lý hoặc phải điều chỉnh kế hoạch, cách thức tổ chức chỉ đạo.

Kiểm tra giúp CBQL điều tra, xem xét, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả , có phù hợp với mục tiêu , kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không ; chỉ ra những lệch lạc , từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ và nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ ngược trong quản lý TBDH . CBQL phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện , đánh giá chính xác , kịp thời nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, cho phù hợp với mục tiêu, qui chế, kế hoạch, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

1.4.3. Ảnh hưởng của giáo viên, nhân viên thiết bị đến quản lý TBDH

Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động của nhà trường . Mặt khác việc quản lý, sử dụng TBDH trong nhà trường phu ̣ thuộc vào năng lực của đội ngũ giáo viên và nhân viên. Như vậy, Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý; sử dụng và bảo quản TBDH.

Sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác TBDH nhà trường. Quan điểm này rất quan trọng và cần được thông suốt trong toàn bô ̣ đội ngũ những người làm công tác TBDH . Nếu TBDH không được sử dụ ng thì việc đầu tư , trang bị , xây dựng hệ thống TBDH cũng trở thành thừa . Bản thân TBDH chỉ là vật vô tri , vô giác nếu con người không sử du ̣ng thì không thể phát huy được tác dụng và khả năng sư phạm của nó.

1.4.4. Ảnh hưởng của chất lượng đầu tư m ua sắm, trang bị thiết bi ̣ dạy học đến quản lý TBDH

Ngoài việc tự làm của giáo viên và học sinh đối với các TBDH trực quan phục vụ trực tiếp cho dạy học, thì các TBDH hiện đại phù hợp chuẩn (theo quy định của Bộ GD&ĐT) phải đầu tư kinh phí để mua sắm. Như vậy vấn đề huy động kinh phí cho việc mua sắm , bảo dưỡng TBDH nói chung và kinh phí cho việc đào tạo ,

TBDH là vấn đề cần được ưu tiên . Như vậy BGH các nhà trường cần c ó biện pháp quản lý về nâng cao chất lượng huy động kinh phí cho việc mua sắm TBDH , đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên sử dụng và bảo quản TBDH.

1.5. Cơ sở pháp lý của quản lý thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c

1.5.1. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương về việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho phát triển giáo dục

1.5.1.1. Báo cáo chính trị tại Đại hội lân thứ XI của Đảng đã nêu

“...Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo , kỹ năng thực hành , tác phong công nghiệp , ý thức trách nhiệm xã hội . Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng , đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp csvc cho các cơ sở giáo dục , đào tạo. Đầu tư hơ ̣p lý , có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế....”

1.5.1.2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI về lĩnh vực GD &ĐT nêu rõ:

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo...

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. ... Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. .... Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy đô ̣ng toàn xã hô ̣i chăm lo phát triển giáo dục....”

1.5.1.3. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội đã chỉ rõ:

“Đổi mới nội dung chương trình , sách giáo khoa , phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và quản lý giáo dục”

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực và các giá trị về năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, thể lực và thẩm mỹ của thế hệ trẻ. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,…”

1.5.2. Các văn bản của ngành và liên ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý TBDH

Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)