Dịch vụ hải quan Việt Nam qua từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Dịch vụ hải quan Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 33 - 66)

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1.Dịch vụ hải quan Việt Nam qua từng giai đoạn

Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.

Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra:“Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác”. Và cùng với sự phát triển của ngành hải quan trong suốt 65 năm qua thì dịch vụ hải quan cũng không ngừng được cải thiện từ hình thức phục vụ cho đến chất lượng phục vụ ngày một thông thoáng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hơn.

 Giai đoạn 1945 – 1954

Trong bối cảnh tình hình đất nước mới thành công sau cách mạng tháng tám, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tài chính độc lập. Găn liền với điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội đất nước, khi đó những hoạt động chủ yếu của Sở thuế quan và Thuế gián thu là thu các thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Khi tình hình đất nước chuyển sang giai đoạn kháng chiến chống Pháp thì nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng thuế quan là tăng cường kiểm tra giám sát hàng hóa qua lại giữa vùng tự do và vùng địch chiếm đóng, ngăn chặn việc buôn bán thuốc phiện.

Ngày 10/9/1953, thứ trưởng Bộ tài chính Trịnh Văn Bính ký nghị định số 204 – TG – ND thành lập các khu và chi sở thuế xuất nhập khẩu. Tổ chức của ngành xuất nhập khẩu gồm 4 cấp, cụ thể là: ở trung ương có Phòng thuế xuất nhập khẩu thuộc Sở thuế trung ương; ở các liên khu có phân sở thuế liên khu (có bộ phận thuế xuất nhập khẩu), ở tỉnh có chi sở thuế xuất nhập khẩu, ở cơ sở có đồn và trạm kiểm soát thuế suất nhập khẩu. Trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ, nhân viên trong bộ máy thuế quan và thuế gián thu phải đảm nhiệm công tác xuất nhập khẩu, quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu.

 Giai đoạn 1954 – 1975

Trong giai đoạn này miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và là hậu phươn vững chắc cho miền Nam chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong thời gian này, Bộ Công Thương đã thành lập Sở hải quan hay cho ngành thuế xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ này dịch vụ hải quan chủ yếu cung cấp hoặc làm những nhiệm vụ sau:

- Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, công cụ vận tải khi xuất hay nhập.

- Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu và thu các loại thuế khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Ngăn ngừa và chống những hành vi vi phạm luật lệ hải quan

- Phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót trong bốc dỡ vận chuyển, sắp xếp, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu…

 Giai đoạn 1975 – 1986

Sau khi nước nhà hoàn toàn giải phóng , đứng trước bối cảnh kinh tế xã hội mới, ngành hải quan đã đẩy mạnh đổi mới về đội ngũ cán bộ hay trình độ chuyên môn để phù hợp với nhiệm vụ mới của toàn ngành, thống nhất hoạt động hải quan trên toàn đất nước. Trong giai đoạn này chất lượng dịch vụ hải quan đã được nâng cao hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.Các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ngày càng tăng mạnh, mạng lưới bưu điện ngoại dịch được mở rộng. Trong bối cảnh như vậy, ngành hải quan gặp phải những khó khăn về lực lượng cán bộ, trình độ nghiệp vụ, phương tiện phục vụ cho công tác chyên môn.

 Giai đoạn từ 1986 đến nay

Ngành hải quan đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng phục vụ phù hợp với các mục tiêu kinh tế đề ra và nhanh chóng hội nhập cùng với các tổ chức hải quan trên thề giới để học tập kinh nghiệm. Trong giai đoạn hiện nay, dịch vụ hải quan đã có nhiều đổi mới như về thời gian thông quan hàng hóa, trong quá trình thực hiện đã áp dụng máy móc thiết bị chuyên dụng nhằm làm cho quá trình kiểm tra hàng hóa được chính xác cao, đỡ tốn kém chi phí cả về tiền và thời gian.Đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên chức hải quan, áp dụng tiến bộ khoa học vào việc quản lý hải quan. Thực hiện hải quan điện tử trên phạm vi lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai báo hải quan. Dịch

vụ kho bãi hải quan cũng được đẩy mạnh mở rộng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp muốn lưu kho hàng hóa.

1.2.Thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Trong hoạt động xuất nhập khẩu,các doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều quy định của thủ tục hành chính.Các thủ tục hành chính đang là rào cản đối với các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh,nó gây ra tốn kém về thời gian, chi phí cũng như ảnh hưởng về tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto về Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan, năm 1997, Công ước Hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS), năm 1998. Về cơ bản rất nhiều thủ tục về hải quan đã dần tiến tới thống nhất với hải quan quốc tế.Bên cạnh đó hải quan Việt Nam cũng đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở đề án 30 của thủ tướng chính phủ (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010 gọi tắt là đề án 30).Việc thực hiện thành công giai đoàn đầu của Đề án 30 đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.Tuy nhiên, Hải quan Việt Nam cần rà soát và thực hiện nhanh các quy trình thông quan, thủ tục thuế quan và đặc biệt là tạo sự công bằng giữa các DN.Với việc cải cách các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các dịch vụ hải quan do từ phía ngành hải quan sẽ là động lực phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.Bởi khi các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau thì việc hàng sớm thông quan cũng tạo một lợi thế đáng kể.

Ngày 31/8/2009, Tổng cục Hải quan đã có công văn 5224/TCHQ-PC hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục triển khai thực hiện bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan.

Mục tiêu của hoạt động này là rà soát, bổ sung vào bộ TTHC các thủ tục đã và đang thực hiện, nhưng chưa thống kê kê tại bộ TTHC đã công bố. Phấn đấu cắt giảm 30% trên tổng số TTHC của bộ TTHC đảm bảo gọn nhẹ, giảm thiểu các bước, tối thiểu hoá giấy tờ, chứng từ kèm theo thủ tục.

Lãnh đạo ngành Hải quan yêu cầu các đơn vị phải bố trí cán bộ, công chức có trình độ, kinh nghiệm chuyên sâu nghiệp vụ thủ tục hải quan để làm công tác này. Đồng thời, trong quá trình triển khai các đơn vị phải tuân thủ yêu cầu về tiến độ, thời gian đề ra.

Để bộ TTHC phát huy tác dụng và đi vào thực tế, ngành Hải quan đang tích cực tuyên truyển tới từng cán bộ, công chức Hải quan, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về những lợi ích của bộ TTHC cũng như những nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian để phục vụ ngày càng tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Trong quá trình thực hiện cải cách TTHC của ngành hải quan thì các loại giấy tờ, hồ sơ được chuẩn hóa, đơn giản từng bước, dần hình thành thủ tục hành chính mang tính thống nhất, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ kiểm tra. Các thủ tục được công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức để các tổ chức, doanh nghiệp biết và thực hiện thống nhất giúp giảm hẳn tệ quan liêu, sách nhiễu nói chung và loại bỏ tiêu cực tại Cục. Việc thực hiện các quy định mới về quy trình thủ tục hải quan giúp xác định rõ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để có những ưu đãi về mặt thủ tục Hải quan và thuế, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng giải quyết công việc, giúp thông quan hàng hóa nhanh và chính xác hơn. Bước đầu đã thiết lập và duy trì nền tin học nhà nước thông qua hệ thống máy móc thiết bị, các hệ thống mạng, đường truyền tốc độ cao, đường truyền cáp quang, các chương trình văn phòng điện tử xử lý công việc, chương trình quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ.Việc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin vào bộ phận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đã mang lại những hiệu

quả thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người dân. Đồng thời việc giải quyết trở nên minh bạch, gọn gàng, hạn chế được tiêu cực.

Theo kế hoạch đề ra, việc triển khai và rà soát bộ TTHC gồm ba giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1: từ tháng 8/2009 đến tháng 9/2009, sẽ tiến hành rà soát bộ TTHC và đề xuất bổ sung các thủ tục chưa được thống kê hoặc mới được hành hoặc đề xuất cắt giảm các thủ tục. Trong đó, sẽ tập trung vào các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quan trọng như sửa đổi, bổ sung Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục Hải quan; Kiểm tra, giám sát Hải quan thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; hay Thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài… Kết quả rà soát trong giai đoạn 1, sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 về danh mục thủ tục trong ngành hải quan với 239 thủ tục, trong đó có 15 thủ tục cấp tổng cục, 27 thủ tục cấp cục và 197 thủ tục cấp chi cục, ngành hải quan đã công bố danh mục và chọn ra được 44 thủ tục ưu tiên, trong đó giữ lại 20 thủ tục, sửa đổi bổ sung 22 thủ tục, thay hai thủ tục, tiết kiệm 6.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2: từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2010: đề xuất kiến nghị giảm các bước trong từng thủ tục, giảm các giấy tờ, chứng từ kèm theo trong TTHC. Vấn đề cải cách thủ tục hành chính ngành trong giai đoạn 2 sẽ tiếp tục các nội dung: đơn giản hoá thủ tục, cắt bỏ những thủ tục không cần thiết đồng thời; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời minh bạch hoá các thủ tục để DN dễ hiểu và dễ thực hiện.

Riêng trong vấn đề đơn giản hóa, tổng cục sẽ tập trung chỉ đạo giảm các giấy tờ, giảm các chi phí, giảm các mẫu biểu..., đặc biệt sẽ tập trung giải quyết nhóm vấn đề có liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu vì đây là lĩnh vực có liên quan tới 1/3 tổng số lượng

tờ khai XNK của ngành, đồng thời sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 116, theo đó đơn giản một số thủ tục bao gồm 7 nhóm vấn đề theo chủ trương của Đề án 30. Ví dụ, trước đây DN được làm thủ tục tại nơi DN có cơ sở sản xuất, nay theo dự kiến sửa đổi, DN được lựa chọn đối với các chi cục để làm thủ tục, kể cả nơi DN có cơ sở sản xuất lẫn nơi DN đóng trụ sở hoặc chi nhánh. DN đóng tại TP HCM có cơ sở sản xuất tại Long An, có thể làm thủ tục ngay tại TP HCM thay vì phải xuống Long An làm thủ tục như trước.Hay như về vấn đề thanh khoản, ngành hải quan dự kiến sẽ xóa bỏ thủ tục trình tờ khai xuất khẩu và chứng từ thanh toán. Việc đăng ký định mức gia công chỉ phải thực hiện khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên thay vì khi làm hợp đồng nhập khẩu đã phải đăng ký ngay như trước đây cũng là nội dung đang được ngành hải quan cân nhắc cải cách trong giai đoạn tới. Theo tính toán của ngành hải quan, chỉ riêng việc đơn giản hóa thủ tục này thôi, mỗi năm ngành sẽ tiết kiệm được 160 tỷ đồng cho ngân sách, tương đương cắt giảm 60% thủ tục. Hiện ngành hải quan đang tiếp tục rà soát 197 thủ tục còn lại. Theo đó, khi rà soát sẽ xem xét sửa đổi bổ sung ngay những văn bản thuộc thẩm quyền. Tất cả các quy định về đơn giản hoá sẽ được thể hiện ngay trong các văn bản mới ban hành. Bên cạnh đó, ngành cũng đang xem xét xây dựng lộ trình sửa các Nghị định của Chính phủ và tính đến lộ trình xem xét sửa đổi Luật Hải quan theo lộ trình cải cách pháp lý trong dự án hiện đại hoá do Ngân hàng Thế giới tài trợ, để làm sao tiếp tục tạo dựng lòng tin cho DN và các nhà đầu tư vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, từng bước lành mạnh hóa nền hành chính quốc gia, tiến đến nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Giai đoạn 3: từ tháng 01/2010 đến tháng 4/2010 sẽ được dành cho việc trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định về cắt giảm và đơn giản hoá dựa trên những kết quả mà ngành Hải quan đạt được trong các giai đoạn trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả cụ thể về cải cách hành chính tại của ngành hải quan được thể hiện qua nhiều mặt. Đầu tiên là thủ tục thủ tục hải quan, đã được cải cách thông thoáng hơn rất nhiều, giúp hàng hóa được thông quan nhanh chóng, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.Thứ hai là nhờ dân chủ và công khai hóa chủ trương, chính sách, văn bản của Cục Hải quan mà giữa doanh nghiệp và Hải quan tìm được tiếng nói chung trong giải quyết các vấn đề vướng mắc.Thứ ba là giúp doanh nghiệp tiết kiệm đước khoản chi phí rất lớn về tiền của cũng như thời gian.Thứ năm là tạo môi trường hoạt động xuất nhập khẩu thông thoáng và minh bạch để phục vụ hội nhập và phát triển của doanh nghiệp.

Có thể nói, cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực hải quan không chỉ dừng lại ở con số tiền tiết kiệm chi phí mà còn tạo lòng tin của nhà đầu tư và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực hải quan sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

1.2.Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Dịch vụ hải quan Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 33 - 66)