e. Tăng cường hợp tác hải quan –doanh nghiệp
THUẬN LỢI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISITC PHÁT TRIỂN
1.Mục tiêu phát triển thương mại quốc tế trong những năm tới và yêu cầu phát triển dịch vụ Hải quan
1.1.Mục tiêu phát triển thương mại quốc tế
Với quá trình phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù đang phát triển hay phát triển đều phải đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với nhau. Xu thế phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế đang diễn ra như một xu thế bắt buộc, là một chiến lược phát triển kinh tế trọng tâm với từng quốc gia. Với xu hướng phát triển của thương mại trong thời đại ngày nay và đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO, đặt ra cho nước ta một số vấn đề phải đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốc tế:
Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.
Lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn) của một nước này so với nước khác trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm hàng hóa hay kinh doanh và dịch vụ thương mại trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.
Khi tham gia trao đổi mua bán thương mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nước ta đang có lợi thế tuyệt đối trên thị trường quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu như gạo, cà phê,hạt tiêu, thủy sản, dệt may, dầu
mỏ. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần nâng cao giá trị sản phẩm chế biến chứ không nên xuất khẩu thô,như vậy giá trị xuất khẩu sẽ là không cao. Ví dụ như cà phê là mặt hàng xuât khẩu lớn của chúng ta nhưng giá trị xuất khẩu mà Việt Nam thu được từ cà phê lại thấp do chúng ta chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nhân mà không phải là các sản phẩm chế biến từ cà phê.
Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường, mở rộng buôn bán với nhiều nước. Song ở giai đoạn trước mắt đối với nước ta kinh tế chưa phát triển cao, các điều kiện về khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu, cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng cao xây dựng thành thương hiệu quốc tế và những thị trường có khả năng và ưu thế riêng đối với mình để khai thác và tham gia xuất, nhập khẩu buôn bán thương mại, dịch vụ, trên cơ sở đó từng bước giành chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trường trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoài nước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống.
Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về thương mại. Việc này chỉ có lợi cho ta, một mặt chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam là nước làm ăn nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới và đặc biệt là của tổ chức
thương mại thế giới WTO, khi chúng ta gặp phải những khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.
Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại. Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng là phải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế, chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và thế giới. Do vậy, vấn đề cốt lõi để thực hiện mục đích trên là phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến lược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng, thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân. Nhìn chung các nước hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước chậm và đang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn, cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen chân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với
điều kiện của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa đảm bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế
Trong quá trình cải cách thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác các cơ hội thị trường quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã ký hơn 90 hiệp định kinh tế về thương mại song phương và trên 84 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tham gia tích vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dường (APEC). Tự do hóa thương mại và đầu tư đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế mở với tổng kim ngạch xuất khẩu bằng 150%GDP; vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong năm gần đây tương đương trên 60% GDP (Vốn thực hiện tương đương khoảng 17%).
Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010, chúng ta đã và đang thực hiện.Trong đó đưa ra chiến lược về xuất nhập khẩu trong giai đoạn này với các nội dung cơ bản là:nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao,thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu cho phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mại hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới.
Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn cuối thực hiện những mục tiêu đặt ra. Chiến lược phát triển xuất khẩu 5 năm 2006-2010 được phê duỵệt theo Quyết định số 156/QĐ-TTg - ngày 30.6.2006 có hai mục tiêu: “Đến năm 2010 kim ngạch XK khoảng 72,5 tỉ USD; tiến tới cân bằng XK-NK vào những năm đầu sau năm 2010...”. Thực tế cho thấy, với sự tăng trưởng xuất khẩu của 3 năm 2006 - 2008, đặc biệt là năm 2008, hoạt động XK của Việt Nam có quyền lạc quan về mục tiêu đặt ra. Nhưng với nền xuất khẩu không bền vững, hoạt động xuất khẩu chỉ chú trọng vào nhóm mặt hàng tài nguyên thô, sản phẩm xuất khẩu là hàng gia công và phải qua trung gian... nên khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trong năm 2009, đã làm đảo lộn mọi tính toán. Do đó việc đặt kế hoạch XK năm 2010 với mục tiêu 72,5 tỉ USD là không thể thực hiện được do năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của nước ta chỉ đạt được 56,6 tỉ USD. Do vậy mục tiêu xuất khẩu năm 2010 đề ra dựa vào kết quả đạt được của năm 2009 là kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 6% so với năm 2009 và đạt 60,5 tỉ USD. Dự kiến từ giờ tới cuối năm chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu đặt ra, theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu đầu 9 tháng qua đạt 51,5 tỉ USD.
Trong kế hoạch năm 2011, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng cường ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát lên hàng đầu và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010 gắn với chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế...Trong đó chính phủ dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) đạt khoảng 34,4 tỷ USD, chiếm khoảng 46,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến khoảng 89,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2010. Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 37,6 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu.
1.2.Yêu cầu phát triển dịch vụ Hải quan
Với mục tiêu về tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nói chung và nhằm đạt được các mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nói riêng vàs tạo thuận lợi cho các hoạt động logistic phát triển của Việt Nam trong năm 2010 và định hướng phát triển tới năm 2020. Ngành hải quan cần phải cung cấp dịch vụ hải quan đảm bảo chiến lược phát triển của ngành hải quan đề ra theo chiến lược phát triển đến năm 2020 bên cạnh đó cần đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế. Các yêu cầu về phát triển dich vụ hải quan bao gồm:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua thái độ và trách nhiệm làm việc của công nhân viên chức hải quan.
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học vào các quy trình làm thủ tục hải quan có như vậy quá trình thông quan mới được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
- Xây dựng tiêu chuẩn hóa dịch vụ hải quan có như vậy mới có sự đồng bộ và thống nhất trong cách làm và giải quyết các hồ sơ hải quan.
- Phát triển dịch vụ hải quan phải gắn liền với tạo thuận cho chiến lược xuất nhâp khẩu đạt được mục tiêu đề ra, thông qua tạo sự thông thoán trong quy trình làm thủ tục hải quan, giúp đỡ các doanh nghiệp những vướng mắc trong quá trình thông quan hàng hóa.
- Giảm thiểu tối đa thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hay thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, hạn chế những giấy tờ không cần thiết.
- Thực hiện phân luồng hàng hóa để kiểm tra và làm thủ tục hải quan được nhanh chóng.
- Công khai hóa các yêu cầu, quy định hải quan và các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Hiện nay ngành hải quan đang trong quá trình thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa ngành với mục tiêu đổi mới, hiện đại hóa một cách mạng mẽ, toàn diện các mặt công tác Hải quan nhằm nâng cao năng lực quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại và thực hiện đầy đủ các cam kết Quốc tế. Yêu cầu đặt ra là ngành Hải quan phải quản lý lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, lượng hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Dự báo hoạt động buôn bán vận chuyển ma tuý, chất gây nghiện, vũ khí, văn hóa phẩm đồi truỵ, phản động ngày càng gia tăng và phức tạp hơn.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế cũng như khu vực, Hải quan Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đến Hải quan Trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các tổ chức Quốc tế khác, Việt Nam cần phải đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo cho các quy định của pháp luật hải quan được thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận sự phát triển của dịch vụ hải quan Việt Nam trong bối cảnh phát triển thương mại quốc tế hiện nay là rất cần thiết.
2.Phương hướng phát triển dịch vụ hải quan ở Việt Nam.
2.1.Hiện đại hóa Hải quan
Ngày nay, các cơ quan hải quan trên thế giới nói chung, Hải quan Việt Nam nói riêng thường phải xử lý một khối lượng thương mại ngày càng gia tăng trong khi không có sự phát triển tương xứng về nhân lực hay vật lực.
Đặc biệt trong những năm gần đây, thương mại quốc tế, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thay đổi đã đặt ra vấn đề cấp thiết phải hiện đại hóa hải quan Việt Nam. Dự án Hiện đại hoá sẽ cải thiện tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của hải quan Việt Nam bằng cách: (i) áp dụng hệ thống và thủ tục Hải quan hiện đại dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận và thông lệ tốt nhất; (ii) cải thiện cơ cấu tổ chức và tăng cường nguồn nhân lực, vật lực và tài lực; (iii) áp dụng công nghệ thông tin và liên lạc phù hợp để nâng cao hiệu quả, tăng cường minh bạch và giảm chi phí giao dịch; và (iv) minh bạch và công khai hoá các quy định của pháp luật về Hải quan để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
Nội dung của quy trình hiện đại hóa hải quan là phải hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết Quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình một cửa, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của công việc với năng lực của