CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY
2. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
2.1 Phương hướng.
Công ty cổ phần và xây dựng Vinaconex Xuân Mai được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước theo hình thức bán một phần giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa cần thiết phải đầu tư mở rộng sản xuất. Cụ thể nh sau:
Năm 2003:
+ Đầu tư cho máy móc thiết bị: 1.199 triệu đồng + Đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng: 3.239 triệu đồng + Phương tiện vận tải: 634 triệu đồng.
Nguồn vay tín dụng thương mại
Bảng1 : Nhu cầu đầu tư cho giai đoạn 2004-2006: ( Triệu đồng)
Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Máy móc thiểt bị 20.000 10.000 5.000
ĐTư CSVC nhà xưởng, VP
20.000 10.000 5.000
Chung cư cao tầng
10.000 20.000 20.000
Đào tạo, nâng cao trình độ quản lí và sản xuất:
- Mục tiêu đào tạo:
+ Khắc phục một cách cơ bản những tồn tại cơ cấu lao động hiện hành tạo lập cơ chế mới năng động thích ứng với điều kiện thực tiễn mới để phát triển doanh nghiệp.
+ Thực hiện chính sách đối với người lao động của doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động ổn định cuộc sống, tìm việc làm mới không gây khó khăn và làm mất ổn định xã hội.
+ Nâng cao trình độ quản lí điều hành của bộ máy quản lí công ty về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ.
+ Bổ túc tay nghề cho công nhân.
+ Đào tạo nghề mới phù hợp với lực lượng lao động và ngành nghề mới của công ty kinh doanh.
Đào tạo năm 2004: đào tạo lại nghề.
Hình thức đào tạo chủ yếu là kết hợp với các trường dạy nghề để đào tạo tại nhà máy cho những công nhân mà trình độ tay nghề không phù hợp với yêu cầu của sản xuát.
- Số người đào tạo lại: 150 người
+ Đào tạo thợ hoàn thiện công trình cao cấp.
+ Đào tạo thợ điện, bê tông, lái cẩu trục, hàn.
+ Đào tạo thợ kỹ thuật cơ điện, thợ vận hành xe máy thiết bị.
Yêu cầu của các loại thợ qua đào tạo: phải thực hiện được các công việc, hoàn thiện các công trình có yêu cầu kỹ thuật chất lượng cao làm nổi bật uy tín của công ty trên thị trường xây dựng.
+ Đào tạo nâng cao trình độ quản lí.
+ Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.
+ Đào tạo cán bộ quản lí.
+ Đào tạo nghiệp vụ tin học, công nghệ thi công nhà ở cao tầng.
Kinh phí dự kiến đào tạo: 315 triệu đồng.
2.2 Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức, tiếp quản công việc của nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai để tiếp tục thực hiện các dự án, các hợp đồng.
- Thực hiện tốt kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đủ các điều kiện để đưa các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh mới vào hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra.
- Phát huy thế mạnh của công ty cổ phần hóa, mở rộng và phát triển thị trường ở mọi lĩnh vực ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp gia công, lắp dựng kết cấu thép. Đồng thời đẩy mạnh sự hoạt động của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác đã nêu trên.
- Xây dựng các quy chế tổ chức và hoạt động của công ty nhằm cụ thể hóa điều lệ công ty về các mặt quản lí:
+ Tài chính kế toán.
+ Lao động tiền lương- đào tạo.
+ Quản lí dự án ( Chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và kinh tế).
+Trách nhiệm cá nhân trong công việc.
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát nhằm lành mạnh hóa các hoạt động của công ty.
- Tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội của công ty hoạt động và phối hợp với các tổ chức này bảo đảm quyền lợi của cổ đông.
Trên đây là nội dung cơ bản phương án sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Với uy tín của thương hiệu, kinh nghiệm của nhà máy nay là công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai cùng với sự đóng góp tích cực của các cổ đông, sự lãnh đạo của hội đồng quản trị, ban điều hành công ty, đặc biệt công ty cổ phần bê tông và xây dựng Xuân Mai lại là thành viên của tổng công ty Vinaconex, công ty đã nhận được sự chỉ đạo và sự giúp đỡ về mọi mặt của đảng uỷ, ban lãnh đạo của tổng công ty cùng các thành viên khác trong tổng công ty. Với những thuận lợi trên công ty cổ phần bê tông và xây dựng Xuân Mai nhất định sẽ thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra.