Chức năng của các bộ phận:

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 34 - 36)

Ban giám đốc:

Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo Phòng kinh

doanh và các phòng giao dịch.

Phó giám đốc: Được sự ủy quyền hàng năm của giám đốc phụ

trách phòng kế toán ngân quỹ và các phòng giao dịch về công tác kế toán ngân quỹ. Hiện nay, PGĐ của chi nhánh là trưởng ban quản lý kho quỹ, đồng thời là trưởng ban ATM.

Các phòng chức năng:

 Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh gồm có: 7 cán bộ, trong đó có 2 lãnh đạo phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là:

- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để mở rộng cho vay; khai thác các dịch vụ thu hút nguồn vốn.

- Đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ trương, cơ chế về công tác tín dụng.

Giám Đốc Các phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng KT- NQ Các Phòng Giao dịch số 32,33,34,46 Phòng KT - KS nội bộ Phòng hành chính nhân sự

- Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông tin, từ đó phân tích tham mưu cho Giám đốc để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Cố vấn cho Ban giám đốc trong quá trình ra quyết định đối với các dự án vượt thẩm quyền.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh..

 Phòng kế toán ngân quỹ:

Gồm 10 người đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch:

Kế toán nội bộ:

- Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên...

- Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban giám đốc.

Kế toán giao dịch:

- Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội.

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi..

- Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động và sử dụng vốn.

- Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.

- Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân hàng cấp trên.

 Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- Có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt động trong công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế va các

qui trình kiểm soát của ngân hàng.

- Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.

 Phòng Hành chính, nhân sự:

- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

 Các phòng giao dịch:

Hiện nay, chi nhánh đã có 4 phòng giao dịch trực thuộc:

- Phòng giao dịch 32: tại số 105 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân- Hà Nội - Phòng giao dịch 33: tại số 5 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân- Hà Nội - Phòng giao dịch 34: tại 106 Khương Trung - Thanh Xuân- Hà Nội - Phòng giao dịch 46: tại số 74 Đường Trường Chinh- Hà Nội - Phòng giao dịch Cát Linh: tại số 39 Cát Linh- Hà Nội

Bốn phòng giao dịch, gồm có: 4 trưởng phòng và các giao dịch viên thực hiện các nghiệp vụ huy động nguồn vốn, cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, thực hiện các hoạt động dịch vụ như: chuyển tiền...

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 34 - 36)