Tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo

Một phần của tài liệu Gợi ý đề cương nghiệp vụ bàn bậc 17 (Trang 26 - 29)

1. Chuẩn bị

- Tìm hiểu tên đơn vị đặt hội nghị, số người, thời gian và yêu cầu của hội nghị. - Căn cứ vào yêu cầu và số người dự hội nghị để xác định cách xếp bàn hội nghị hình “O”, hình “ U”, hình “T”, hình lớp học,…..

- Căn cứ vào yêu cầu của khách đặt hội nghị để chuẩn bị bàn ghế, vải trải bàn, vải quây bàn, ấm trà, tách trà, gạt tàn, giấy, bút, lọ cắm hoa.

- Căn cứ vào yêu cầu của khách để chuẩn bị bảng phoóc mi ca, bút viết bảng, micro, loa, máy chiếu phim (nếu nhà hàng thuộc khách sạn, công việc này sẽ do bộ phận hành chính hoặc bộ phận hỗ trợ phục vụ chuẩn bị).

2. Đặt bàn

đầu viết quay lên trên.

- Mỗi khách một chai nớc và một ly uống nớc phía trên tập giấy viết. Nếu không đặt giấy viết, đặt ly và chai nước cách mép bàn 30cm.

- Đặt hoa tơi trên bàn.

- Thiết bị chuyên dùng bố trí theo yêu cầu của khách và phải thử trớc khi hội nghị bắt đầu, bảo đảm máy chạy bình thờng.

- Treo băng, biển ngữ, tiêu đề hội nghị, bố trí bảng chương trình và thông báo của hội nghị.

3. Phục vụ

- Khi khách tới, nhân viên phục vụ phải đứng ở cửa phòng thang máy lễ phép chào hỏi khách và dẫn khách vào chỗ ngồi trong hội trờng.

- Tiếp nước cho khách.

- Hớng dẫn khách sử dụng các thiết bị (thường là một nhân viên chuyên nghiệp). - Khi hội nghị nghỉ giữa giờ, phục vụ trà, cà phê, ăn nhẹ (coffee break,).

- Nhân viên phục vụ giúp sắp xếp lại hội trường, bổ sung và thay đổi vật dụng.

4. Công việc sau khi kết thúc

- Thanh toán theo hợp đồng.

- Cảm ơn, tiễn khách, nhân viên phục vụ bấm nút thang máy (nếu có) giúp khách và chào khách.

- Kiểm tra xem khách có quên gì không, nếu có thì trả ngay cho khách. - Sau khi khách về, thu dọn hội trường.

Câu 4: Các yêu cầu đối với người giám sát, điều hành.

Để tổ chức phục vụ khách chu đáo, an toàn người điều hành phải thực hiện được các yêu cầu sau:

1. Khái quát được các công việc sẽ điều hành trong ca

2. Nắm chắc các nội dung và yêu cầu của các nhiệm vụ đã phân công cho các tổ, bộ phận hoặc cá nhân

3. Triển khai các nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân do mình phụ trách một cách nhanh chóng

4. Tổ chức lao động, điều phối nhân viên phục vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao một cách hợp lý

5. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân viên thực công việc theo đúng tiến độ, đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật phục vụ

6. Động viên kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên phát huy hết sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động

7. Phối hợp nhịp nhàng hoạt động giữa các bộ phận trong khối phục vụ

8. Thường xuyên liên hệ với các bộ phận nghiệp vụ có liên quan để đáp ứng các nhu cầu của khách một cách tốt nhất

9. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa khách hàng và nhà hàng, giữa khách hàng và ngời phục vụ.

Câu 5: Trình bày sự hiểu biết về đồ uông pha chế (cocktail, mocktail) * Khái niệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ uống pha chế là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu pha chế khác nhau. Cocktail là đồ uống pha chế giữ một hay một số loại rượu với các nguyên liệu khác, Mocktail là sự pha trộn giữa một hoặc một số loại nước hoa quả và các phụ gia khác nhau.

* Thành phần của Cocktail và Mocktail:

- Thành phần cua Cocktail bao gồm:

+ Rượu nền: là nguyên liệu chính của cocktail, là thành phần cơ bản để xác định hương, vị của cocktail. Cocktail có các nền chính sau: Vodka, Whiskey, Rhum, Brandy, Gin, Tequila, rượu mùi và rượu vang.

+ Phụ gia: sirô, kem, nước ép hoa quả,sữa tươi, nước ngọt… có tác dụng bổ sung thêm vị và màu sắc cho cocktail

+ Đồ pha loãng: nước đá và nước có gas có tác dụng làm dịu và giữ lạnh cho cocktail.

+ Đồ trang trí: các loại bột, hoa quả tươi, hoa quả ướp và các đồ trang trí khác có tác dụng tạo dáng, làm đẹp cho cocktail.

- Thành phần cua Cocktail bao gồm:

+ Nước ép hoa quả: đó là nền, nguyên liệu chính của mocktail, là thành phần cơ bản để xác định hương, vị của cocktail.

+ Phụ gia: sirô, kem, kem tươi, sữa tươi, nước ngọt… có tác dụng bổ sung thêm vị và màu sắc cho cocktail

+ Đồ pha loãng: nước đá và nước có gas có tác dụng làm dịu và giữ lạnh cho cocktail.

+ Đồ trang trí: các loại bột, hoa quả tươi, hoa quả ướp và các đồ trang trí khác có tác dụng tạo dáng, làm đẹp cho cocktail.

* Các phương pháp pha chế Cocktail và Mocktail:

- Phương pháp lắc (shake): dùng bình lắc để trộn đều các nguyên liệu và đồ pha loãng (nước đá)

- Phương pháp khuấy (stir): dùng cốc trôn và thìa bar để trộn đều các nguyên liệu và đồ pha loãng (nước đá) và lọc ra ly.

- Phương pháp rót trực tiếp (build): rót trực tiếp các nguyên liệu vào ly. Phương pháp này thường áp dụng khi các nguyên liệu dễ hòa tan vào nhau.

- Phương pháp tạo tầng (shooter): rót các nguyên liệu có trọng lượng riêng khác nhau để tạo ra các tầng trong ly. Phương pháp này thường áp dụng cho các loại cocktail. Mocktail có các nguyên liệu với độ ngọt và màu sắc khá nhau. Kỹ thuật rót phải hết sức nhẹ, dòng chảy êm để các ngyên liệu không hòa trộn vào nhau.

- Phương pháp xay (blend): dùng máy sinh tố để nghiền nguyên liệu với đá bào và trộn đều các nguyên liệu với nhau. Phương pháp này áp dụng khi các nguyên liệu rất khó hòa tan (trái cây, lòng trắng trứng,…..)

* Trình tự pha chế Cocktail và Mocktail:

- Kiểm tra công thức trước khi pha chế: kiểm tra các thông tin của công thức pha chế nguyên liệu và định lượng, loại ly, phương pháp pha, đồ trang trí….

- Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu pha chế và ly cocktail

- Chuẩn bị đồ trang trí: cắt vật dụng để trang trí trước khi pha

trong công thức.

- Hoàn thiện sản phẩm: rót ra ly và trang trí cuối cùng

GỢI Ý LÝ THUYẾT NGHIỆP VỤ BÀNBậc 7/7 Bậc 7/7

Một phần của tài liệu Gợi ý đề cương nghiệp vụ bàn bậc 17 (Trang 26 - 29)