Những việc cần tránh để quản lý thời gian hiệu quả:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2 (Trang 26 - 27)

Thứ nhất tránh làm các công việc ngoài tầm với của mình. Để làm được điều này cần biết các trách nhiệm chính của mình, tập trung vào các mục tiêu ưu tiên và nhiệm vụ hàng đầu; Biết giao phó; Biết kiềm chế sự thôi thúc can thiệp và đảm nhận công việc vì những người khác không chịu làm việc của họ hoặc không chịu làm theo chuẩn mực của bạn; Hãy nhận ra những công việc không quan trọng, không cần thiết phải làm; Học cách nói “không” khi nhiệm vụ được giao đe dọa tính hiệu quả và năng suất của bạn.

Thứ 2, tránh nhận lấy các vấn đề của cấp dưới. Hãy biết ủy quyền hiệu quả. Cách tốt nhất là hỗ trợ cho nhân viên của mình tự giải quyết vấn đề. Trong vai trò nhà quản lý bạn hãy đưa ra cho họ sự chỉ dẫn và lời khuyên phù hợp.

Thứ 3, tránh những công việc gây lãng phí thời gian. Để làm được điều này hãy xác định những công việc gây lãng phí thời gian và triển khai chiến lược để giải quyết. Những công việc gây lãng phí thời gian có thể là: Uống cà phê trong phòng làm việc, tiếp những vị khách không có mục đích cụ thể; tiếp những cuộc điện thoại không mong đợi; sự trì hoãn; những cuộc họp không cần thiết…Tùy từng công việc mà có cách giải quyết phù hợp như: Hãy biết trả lời một cách khéo léo các cuộc điện thoại không mong đợi; hãy phân công cho cấp dưới tham gia các cuộc họp mà không cần sự hiện diện của bạn; hãy tránh sự di chuyển không cần thiết. Một cách đơn giản và hữu ích để quản lý thời gian hiệu quả là luôn nhắc nhở mình bằng thông điệp sau đây: “Việc tôi đang làm bây giờ có đưa tôi đến gần mục tiêu của mình không?” để đưa bạn tập trung vào công việc mà bạn phải làm.

Ngoài ra, để tận dụng thời gian của bản thân, bạn cũng phải quản lý thời gian của nhân viên, đồng nghiệp và cấp trên của bạn. Cần biết cách phân cấp, chia sẻ công việc và quản lý theo thứ tự từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Một số kĩ năng khác cần rèn luyện để có thể quản lý thời gian của mình cũng như của người khác là:Giao

tiếp hiệu quả, ủy quyền hiệu quả; Biết cách làm việc cùng nhau, chia sẻ với đồng nghiệp các kĩ năng quản lý thời gian như: Trao đổi nguyên tắc phân chia công việc; Yêu cầu đồng nghiệp ghi nhật kí thời gian; giúp đồng nghiệp thiết lập hệ thống kế hoạch công việc hợp lý; khuyến khích đồng nghiệp đánh giá thông tin mà họ nhận được để quyết định công việc cần làm…Đối với cấp trên bạn hãy nhận biết cách làm việc của họ để thích nghi; Khi trao đổi công việc với họ cố gắng ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, giữ cho cuộc nói chuyện mang tính chất thảo luận hơn là ý kiến cá nhân. Điều cuối cùng nhắc nhở các nhà quản lý trong quản lý thời gian là: Thời gian luôn công bằng với tất cả mọi người, không ai có nhiều hay ít hơn ai cả, quan trọng là mỗi người biết sử dụng thời gian như thế nào để làm việc hiệu quả.

2.2.6.Kĩ năng giải quyêt xung đột

Một số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt để xử lý trong những tình huống cụ thể với hiệu quả cao. Như trong trường hợp cần đến các mối quan hệ, những người có khả năng xây dựng lòng tin sẽ dễ dàng chiếm được vị trí nhà quản lý xuất sắc hơn những người khác. Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, lộn xộn và bất ổn, những người có khả năng thực hiện những hành động quyết đoán sẽ có nhiều cơ hội vươn lên thành những nhà quản lý mẫu mực.

Nhà quản lý thường phải đưa ra các định hướng để vượt qua bất ổn, khắc phục khó khăn. Các nhà quản lý phát huy vai trò quản lý khi mọi người không biết phải làm gì. Các nhà quản lý sẽ nổi lên khi những khó khăn đột ngột xuất hiện và khi mọi người không thể giải quyết những khó khăn mà họ đang đối mặt. Nhà quản lý biết đón nhận những cơ hội mà người khác bỏ lỡ hoặc khi người khác không biết cách tận dụng chúng.

Với nhà quản lý giáo dục việc hoàn thiện cho mình kỹ năng giải quyết xung đột càng cần thiết và rất quan trọng. Vì môi trường quản lý là môi trường sư phạm, đối tượng quản lý là các nhà giáo và những người làm công tác giáo dục. Để xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, “trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần phải giải quyết được các xung đột.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w