Các nguyên tắc giải quyết xung đột:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2 (Trang 29 - 31)

Hiểu biết về thuyết “Phương pháp mối quan hệ dựa trên lợi ích” (The "Interest- Based Relational Approach" – “IBR”) Theo thuyết này, để giải quyết xung đột,

bạn nên làm:

Giữ tốt mối quan hệ là mối quan tâm hàng đầu: Chắc rằng bạn đối xử lịch thiệp và

điềm đạm với mọi người, xây dựng văn hóa tôn trọng lẫn nhau và tránh để mọi người cảm thấy bị áp lực trong mối quan hệ hàng ngày;

Tách vấn đề ra khỏi con người; Điều này giúp bạn có một cuộc tranh luận sôi nổi

mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau;

Chú ý đến những lợi ích hiện có: Bằng việc lắng nghe một cách cẩn thận bạn sẽ

hiểu được tại sao mọi người chấp nhận vị trí hiện tại của họ;

Hãy lắng nghe trước khi nói: Để giải quyết một vấn đề một cách hiệu quả bạn cần

phải lắng nghe để hiểu được họ đang mong muốn mình sẽ được gì sau khi kết thúc chuyện này;

Đưa ra “sự việc”: Đồng ý và thiết lập mục tiêu, những yếu tố đáng lưu ý sẽ tác động

lên quyết định; và

Đưa ra nhiều lựa chọn: Đưa ra ý kiến về những sự lựa chọn đó và cùng nhau bàn

luận.

Bằng việc làm theo những phương pháp trên, bạn có thể ngăn ngừa hoặc giải quyết xung đột trong sự bình tĩnh và lịch sự. Điều này giúp bạn ngăn ngừa sự phản đối và đối lập có thể dẫn đến “ẩu đã” trong tổ chức của bạn.

Đừng quên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ai cũng có phần lỗi, chứ không phải

100% là lỗi của người khác. Hãy nhận lỗi mình và giải thích cảm giác của bạn đối với hành động của người khác để khả dĩ hiểu nhau hơn.

Hãy tỏ ra trưởng thành về tâm lý. Đừng cằn nhằn, nói dai và cố chấp. Đừng hung

dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác.

Đừng cố giành phần thắng, phải tâm niệm: “Một câu nhịn, chín câu lành”.

Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Đặt mình vào vị trí của người khác và

chứng tỏ mình đang nỗ lực cảm thông với họ.

Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại. Tìm dịp để thảo luận về

những lời trách cứ của họ.

Lắng nghe người khác, đừng nói át người khác. Cho người khác cơ hội nói rõ quan

điểm của mình, đừng cố chấp!

Cố gắng bình tĩnh, mọi chuyện rồi sẽ qua. Trong khi những cá nhân hung hăng

thường vi phạm quyền lợi của người khác. Họ có xu hướng nghĩ rằng quyền lợi của họ ưu tiên hơn của người khác và họ tập trung kiểm soát điều ấy bằng mọi giá. Khi xung đột xảy ra, nhà quản lý cần tôn trọng những bên liên quan, nên để cho nhân cách của họ tác động lên mình và đối xử với tất cả một cách công bằng. Hãy thực hành sự kiên nhẫn. Cần đấu tranh cho giải pháp thắng - thắng. Nó mất nhiều năng lượng và các ý nghĩ sáng tạo hơn của tổ chức của bạn nhưng nó chỉ ra gốc rễ của vấn đề.

Khi giải quyết xung đột, cách tốt nhất với một nhà quản lý là cần phải xem xét thái độ của mình. Cần phải giữ thái độ tích cực, nhận ra những cuộc xung đột có lợi cho tổ chức. Cần phải kìm chế cảm xúc khi kiểm tra. Không nên để cho cảm xúc dẫn dắt tiến trình. Nhà quản lý cần quyết đoán để có thể giải quyết xung đột thành công.

Là một nhà quản lý, bạn cần có trách nhiệm giúp giải quyết xung đột. Bạn có thể điều hành môi trường mà thiết lập giai đoạn xung đột và làm giảm tối đa khả năng xung đột mà phải được giải quyết lại. Ðiều này đòi hỏi việc điều chỉnh của tổ chức và quan sát các tình huống chín muồi sắp nổ ra xung đột bất lợi.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2 (Trang 29 - 31)