III. THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
3. Thực tiễn trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1. Thực hiện điều khoản số lượng
Điều khoản số lượng là điều khoản quan trọng nên các chủ thể tham gia hợp đồng luôn chú trọng và đề cao vai trò của nó. Bất kỳ hợp đồng mua bán hàng hóa nào cũng đều phải xác định rõ số lượng hàng hóa được mua bán. Do vậy, điều khoản về số lượng cần được xác định cụ thể, rõ ràng theo đơn vị đo lường , không nên sử dụng các từ ngữ có tính co giãn như “khoảng, gần như, trên dưới...” mà không có một con số hoặc tỷ lệ kèm theo.
Đối với một số hàng hóa có độ tiêu hao nhất định trong quá trình vận chuyển, cần có thỏa thuận về độ co giãn của số lượng. Độ co giãn nên ở mức hợp lý và thường sử dụng tỷ lệ %. Quy định này sẽ có lợi cho bên bán nhưng cũng không quá thiệt thòi cho bên mua, nếu tỷ lệ co giãn ở mức hợp lý.
3.2. Thực hiện điều khoản chất lượng
Chất lượng hàng hóa là vấn đề quan tâm của các bên khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn cho thấy, các bên thường sử dụng hàng mẫu, thuyết minh hàng hóa (sách giới thiệu, mô hình…) để xác định chất lượng hàng hóa, cũng có thể các bên sử dụng tiêu chuẩn do nhà nước quy định để làm tiêu chí chất lượng của hàng hóa. Tuy nhiên, nếu các tiêu chí này không được ghi nhận cụ thể trong điều khoản chất lượng hàng hóa, vướng mắc rất dễ xảy ra.
Theo kinh nghiệm, điều khoản về chất lượng hàng hóa cần được xây dựng như sau:
- Điều khoản chất lượng cần rõ ràng, chính xác, cụ thể, không được dùng các câu, từ mơ hồ, đa nghĩa hoặc vô nghĩa.
- Cần trích hoặc dẫn chiếu cụ thể qui định của nước nhập khẩu áp dụng cho điều khoản chất lượng hàng hóa. Điều này rất có lợi cho bên xuất khẩu, để bên xuất khẩu có thể nắm được tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu đối với hàng hóa liên quan, đồng thời giới hạn trách nhiệm bảo đảm chất lượng của mình trong tiêu chuẩn này, nếu tiêu chuẩn luật định liên quan có bị thay đổi hoặc không còn hiệu lực thì bên nhập khẩu không có quyền từ chối nhận hàng.
3.3. Thực hiện điều khoản giao nhận hàng hóa
Trên thực tế, đa phần thỏa thuận giao hàng là tại địa điểm của người mua, tuy nhiên đối với một số hợp đồng mà khách hàng ở quá xa thì thực hiện việc giao hàng cho người vận chuyển. Trong trường hợp giao hàng cho người vận chuyển thì
nghĩa vụ giao hàng của Công ty cũng được coi là hoàn thành sau khi đã giao cho người vận chuyển theo các điều kiện giao hàng do hai bên thoả thuận. Bên bán cũng được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá nếu đã giao hàng cho người vận chuyển theo các thoả thuận trong Hợp đồng. Điều này cũng có nghĩa rằng quyền sở hữu hàng hoá cũng như rủi ro đã được chuyển cho người mua từ thời điểm hàng hoá được giao cho người vận chuyển. Tuy nhiên, khi thực hiện việc giao hàng cho người vận chuyển bên bán luôn có sự thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Thực tế, bên bán thực hiên việc giao hàng đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong Hợp đồng. Bên bán chỉ có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng từng phần khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc khi người mua chấp thuận. Nếu trường hợp trong Hợp đồng chỉ có thoả thuận về thời hạn giao hàng mà không có thoả thuận về thời điểm giao hàng cụ thể, thì bên bán có quyền giao hàng bất cứ vào thời điểm nào trong thời hạn đó và có sự thông báo trước cho người mua. Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng cho người mua trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Các bên trong hợp đồng cũng có thể thoả thuận với nhau về việc bên bán sẽ uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện việc giao hàng. Trong trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm đối với bên mua về việc giao hàng của bên được uỷ quyền. Mặc dù người thứ ba tham gia vào việc giao hàng nhưng về mặt pháp lý, sở hữu hàng hoá chỉ chuyển từ bên bán sang bên mua, chứ không phải chuyển từ bên bán sang người thứ ba. Chính vì vậy, việc xác định thời điểm bên bán được giải phóng khỏi rủi ro đối với hàng hoá có vị trí rất quan trọng.
Bên bán cũng được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ giao hàng nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi kí kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản 1 - Điều 161 Bộ Luật Dân sự). Tính khách quan của sự kiện bất khả kháng thể hiện ở chỗ nó phát sinh tồn tại và chấm dứt một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, cần phải lưu ý trường hợp các bên khi giao kết hợp đồng đã dự liệu một số tình huống và biện pháp giải quyết trong
quá trình thực hiện hợp đồng thì dù đó là hiện tượng khách quan cũng không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Bên bán cũng có thể giao thừa hàng cho bên mua so với số lượng thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này người mua có quyền từ chối nhận đối với số hàng thừa đó, tuy nhiên ở bên bán việc giao hàng thừa là rất ít, nếu có thì đa phần là được sự chấp nhận của người mua và có thêm một số thoả thuận khác.
3.4. Thực hiện điều khoản kiểm tra hàng hóa
Việc các bên qui định cụ thể về chất lượng và số lượng hàng hóa là cần thiết và bắt buộc để bảo đảm quyền lợi cho các bên. Tuy nhiên, làm thể nào để xác định hàng hóa phù hợp với chất lượng và số lượng được mô tả trong hợp đồng, các bên cần phải có cơ chế kiểm định hàng hóa. Thỏa thuận về kiểm định hàng hóa cần phù hợp với luật áp dụng.
Về cơ bản vấn đề kiểm tra hàng hóa, các bên cần phải xác định rõ thời gian và địa điểm kiểm nghiệm cụ thể, rõ ràng, tránh việc mơ hồ. Đặc biệt khi xử lý mối quan hệ giữa thời gian và địa điểm kiểm nghiệm với thời gian và địa điểm chuyển giao hàng và rủi ro. Các bên cần làm rõ sau khi hàng được giao cho bên mua thì bên mua có mất quyền kiểm nghiệm hay không.
Ngoài ra, các bên cần phải xem xét đến yếu tố đóng gói bao bì, liệu sau khi hàng hóa đã được đóng gói và đưa đến cảng bốc xếp thì việc tiến hành kiểm nghiệm ở cảng bốc xếp có đạt được hiệu quả kinh tế không. Cuối cùng các bên cần lưu tâm đến luật nước nhập khẩu qui định như thế nào về thời gian và địa điểm kiểm nghiệm.
Thực hiện điều khoản thanh toán
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, thanh toán hợp đồng là một khâu rất quan trọng, nó được coi là nghĩa vụ quan trọng của người mua. Bên bán và bên mua đã thoả thuận những biện pháp ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo thực hiện việc thanh toán được đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong hợp đồng. Bên bán phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thoả thuận về phương thức, thời hạn và địa điểm thanh toán. Hiện nay, hình thức thanh toán chử yếu được thoả thuận trong hợp đồng là hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng ngay cả trong trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua mà không được viện cớ hàng mà họ đã nhận từ bên bán hàng sau đó có sự mất mát, hư hỏng, trừ trường hợp mắt mát, hư hỏng do lỗi người bán gây
ra. Trong thanh toán hàng hoá, việc xác định giá của hàng hoá rất quan trọng. Thực tế không phải lúc nào các bên trong hợp đồng cũng có điều kiện để xác định các thoả thuận về giá cả hàng hoá. Đối với bên mua luôn phải cố gắng tìm hiểu thị trường tình hình cung cầu để đưa ra mức giá hợp lý đối với cả hai bên
Ở nước ta tình hình các công ty chiếm dụng vốn lẫn nhau là rất phổ biến khi các khách hàng của họ thường chậm thanh toán trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong các hợp đồng của cũng đã quy định rõ việc bồi tường thiệt hại do chặm thanh toán bằng cách thức thanh toán lãi suất nợ quá hạn theo quy định của pháp luật.