Thực tiễn trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu một số chế độ pháp lý và vấn đề thực tiễn về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay (Trang 25 - 28)

III. THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

2. Thực tiễn trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi tiến hành ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, các chủ thể kinh tế phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, những yêu cầu khách quan và khả năng chủ quan để xác lập mối quan hệ kinh tế một cách hợp pháp, có đây đủ điều kiện để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị mình và cho xã hội.

Trong thực tế giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nhiều khi xảy ra hiện tượng:

a) Công ty mẹ là bên bán/mua đích thực (bên có và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với tư cách là bên bán/bên mua) nhưng bên ký hợp đồng lại là công ty con.

b) Bên bán/bên mua là pháp nhân nhưng bên đứng ra ký kết hợp đồng chỉ là đơn vị trực thuộc của pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng kinh doanh,…

c) Bên ký kết hợp đồng là một công ty nhưng bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng lại là một công ty liên kết của công ty ký kết hợp đồng

Những trường hợp kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa như vậy để lại hậu quả pháp lý nghiêm trọng:

a) Các bên không thiện chí có thể rũ bỏ, đùn đẩy trách nhiệm; b) Hợp đồng rất có thể bị tuyên bố vô hiệu;

c) Việc xác định tư cách đương sự khi có tranh chấp xảy ra là rất khó khăn Vi phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Pháp luật đưa ra nguyên tắc chung rằng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Cách hiểu này không đúng cho mọi trường hợp. Ví dụ các công ty thường có một ban giám đốc gồm rất nhiều giám đốc. Vậy không phải ai là giám đốc cũng có quyền ký hợp đồng. Một hiện tượng khác, mặc dù rất dễ phát hiện nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chủ quan bỏ qua. Đó là trường hợp phó giám đốc, trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, thậm chí nhân viên kinh doanh ký hợp đồng…nhưng không có văn bản ủy quyền hợp lệ.

“Đối tác ma” cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp mắc phải, ký kết hợp đồng xong xuôi, chuyển hàng/chuyển tiền rồi thì mới ngã ngửa ra là đối tác không có thật.

Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc về tư cách chủ thể, các doanh nghiệp nên:

1) Kiểm tra kỹ tư cách chủ thể của đối tác giao kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp cần yêu cầu đối tác chuyển bộ hồ sơ pháp lý của đối tác để thẩm tra. Cẩn trọng hơn có thể đề nghị bên thứ ba tham gia thẩm tra.

đồng thì cần phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký, việc không ký trực tiếp có phù hợp với luật áp dụng không, nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp lệ, đồng thời làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

3) Về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng: Cần kiểm tra xem ai có quyền ký kết hợp đồng.

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đang được thực hiện thì một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng được chuyển cho bên thứ ba. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khi đang thực hiện hợp đồng như thế này nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho bên còn lại. Để ngăn ngừa các tình huống này các bên nên có những qui định về hạn chế chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc xây dựng điều kiện, qui trình chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chặt chẽ. Vì lí do đó, trong hợp đồng nên có những quy định như: “Không bên nào có quyền chuyển nhượng/chuyển giao bất kỳ quyền và/hoặc nghĩa vụ nào có trong và/hoặc liên quan đến hợp đồng này nếu không có được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại.”

Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể. Nhưng, để bảo đảm an toàn, hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn là hình thức văn bản. Ngoài văn bản viết, thực tiễn hợp đồng thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản:

1) Bản fax

2) Điện tín, điện toán

3) Tài liệu mềm (tồn tại ở dạng file điện tử như email,...)

Trong phương thức giao kết chào hàng và chấp nhận hàng, các doanh nghiệp cần lưu ý, dù giao kết theo hình thức chào hàng và chấp nhận chào hàng, các nội dung tối thiểu của một hợp đồng mua bán hàng hóa phải đầy đủ: Tên, địa chỉ của các bên; hàng hóa, số lượng, chất lượng, qui cách, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng. Trong thư chào hàng/lệnh đặt hàng nên ghi thời hạn trả lời chào hàng/lệnh đặt hàng.Các đối tác làm ăn lâu dài nên sử dụng phương thức giao kết trực tiếp để ký một hợp đồng mua bán hàng hóa chung qui định đầy đủ các vấn đề để áp dụng chung cho tất cả các giao dịch. Mỗi giao dịch đơn lẻ sẽ áp dụng phương

thức chào hàng - chấp nhận chào hàng.

Một phần của tài liệu một số chế độ pháp lý và vấn đề thực tiễn về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w